Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Điều này giúp người bệnh giảm bớt đau đớn, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể về các phương pháp điều trị ung thư phổi qua bài viết sau!
Tổng quan về bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự tăng sinh, nhân lên và phân chia bất thường của tế bào mô phổi. Bệnh gây các triệu chứng trên đường hô hấp như: Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, đau lưng, cảm giác hụt hơi, khó thở, thở khò khè,…
Ho kéo dài là một trong các triệu chứng của ung thư phổi
Những tác nhân như lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, tính chất nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất độc hại,... có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh u bướu nói chung và ung thư phổi nói riêng. Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:
- Hút thuốc lá.
- Hít phải khói thuốc thường xuyên.
- Hóa chất ở môi trường sống hoặc làm việc (amiăng, radon,...).
- Không khí bị ô nhiễm do bụi mịn, rác thải, phương tiện giao thông,
- Trong gia đình có bố mẹ, anh em bị ung thư phổi.
- Bị viêm phổi, viêm phế quản kéo dài, điều trị không dứt điểm.
Mục tiêu điều trị ung thư phổi là gì?
Phương pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả cần đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Loại bỏ, tiêu diệt tế bào ung thư đã hình thành.
- Ngăn chặn hoặc làm chậm lại thời gian tái phát bệnh.
- Kiểm soát triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
- Đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
- Giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ tiến triển. Một số người bệnh đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất chỉ với một phương pháp điều trị. Nhưng có nhiều trường hợp cần kết hợp các phương pháp với nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư phổi đã được ứng dụng hiện nay:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong các phương pháp truyền thống điều trị ung thư phổi
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp bằng cách loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể, thường được áp dụng bằng các hình thức dưới đây:
Cắt bỏ thùy phổi nếu tế bào ung thư chỉ ở một phần của một bên lá phổi.
Cắt bỏ phổi nếu tế bào ung thư nằm ở giữa phổi hoặc đã di căn khắp phổi.
Cắt bỏ sụn chêm hoặc cắt bỏ một phần phổi nếu khối u nhỏ và giới hạn ở một vùng phổi. Đây là trường hợp thường gặp ở ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu.
Phẫu thuật ung thư phổi vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Thống kê cho thấy, cứ 5 ca phẫu thuật ung thư phổi thì có 1 ca gặp phải biến chứng phải điều trị bằng thuốc hoặc tiếp tục phẫu thuật, kéo dài thời gian nằm viện.
Các biến chứng của phẫu thuật ung thư phổi có thể bao gồm:
Viêm hoặc nhiễm trùng phổi.
Chảy máu quá nhiều.
Hình thành cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) có thể di chuyển lên phổi làm thuyên tắc phổi.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư phổi bằng cách chiếu bức xạ cường độ cao từ nhiều góc độ vào khối u. Có 3 loại xạ trị chính đó là:
Xạ trị bên ngoài: Chùm bức xạ được chiếu thẳng vào các bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể.
Xạ trị lập thể: Sử dụng chùm tia cung cấp liều lượng bức xạ cao hơn đến khối u, tránh tổn thương các mô lành xung quanh.
Xạ trị bên trong: Đưa ống mỏng vào phổi, sử dụng để dẫn chất phóng xạ và đặt vào khối u trong vài phút và lấy ra.
Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp sử dụng tia xạ
Phương pháp xạ trị thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
Trước khi phẫu thuật để giảm kích thước của khối u.
Sau khi phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể.
Ung thư phổi di căn đến não hoặc các vùng khác của cơ thể.
Kiểm soát các triệu chứng ung thư phổi như đau đớn, ho ra máu và làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư khi không thể chữa khỏi.
Người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật (thường sử dụng xạ trị chuyên sâu).
Khối u phổi rất nhỏ (thường sử dụng xạ trị lập thể).
Cần lưu ý một số tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị bao gồm:
Đau vùng ngực.
Cơ thể mệt mỏi.
Ho dai dẳng có thể lẫn đờm máu.
Khó nuốt.
Đau và đỏ da.
Rụng tóc.
Các tác dụng phụ trên có thể sẽ hết sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
Hóa trị liệu
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể được sử dụng bằng cách tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc đường uống. Bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp nhiều loại thuốc tùy khả năng đáp ứng của người bệnh.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư
Hóa trị được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong điều trị ung thư phổi, cụ thể như:
Thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, tăng cơ hội phẫu thuật thành công.
Thực hiện sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư phổi tái phát.
Giảm các triệu chứng và làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư trong trường hợp không thể chữa khỏi.
Giảm đau và các triệu chứng bệnh ở người mắc ung thư phổi giai đoạn 4.
Kết hợp với xạ trị để tăng cường tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
Phương pháp hóa trị thường được thực hiện theo đợt. Một đợt có thể diễn ra trong vài ngày, sau đó nghỉ ngơi vài tuần để thuốc phát huy tác dụng và cơ thể phục hồi sau điều trị.
Số chu kỳ thực hiện sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ của ung thư phổi. Thông thường là từ 4 - 6 đợt điều trị trong 3 - 6 tháng. Nếu hết liệu trình điều trị mà người bệnh không cải thiện nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc hóa trị khác.
Các tác dụng phụ của hóa trị liệu có thể bao gồm:
Mệt mỏi.
Loét miệng.
Chán ăn.
Rụng tóc.
Suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng.
Thiếu máu.
Những tác dụng phụ trên sẽ giảm dần sau điều trị. Thông thường, trước khi người bệnh tiến hành hóa trị, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng một số loại vitamin uống hoặc tiêm để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
Hóa trị có thể khiến người bệnh mệt mỏi, suy sụp
>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về hóa trị ung thư phổi
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là sử dụng thuốc kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa trị liệu.
Các loại thuốc miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư phổi đó là pembrolizumab và atezolizumab. Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua một ống nhựa đi vào tĩnh mạch lớn ở ngực hoặc tĩnh mạch trong cánh tay.
Mất khoảng 30 - 60 phút để người bệnh hấp thu một liều và thông thường từ 2 - 4 tuần sử dụng 1 liều, kéo dài khoảng 2 năm nếu có đáp ứng tốt, không gây tác dụng phụ.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp của liệu pháp miễn dịch bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi hoặc yếu ớt.
Tiêu chảy.
Ăn không ngon.
Đau ở cơ, khớp xương.
Khó thở.
Thay đổi trên da bao gồm khô hoặc ngứa.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu (hay liệu pháp sinh học) là phương pháp sử dụng thuốc làm chậm sự lây lan của bệnh ung thư phổi.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp cho những người có một số protein nhất định trong tế bào ung thư. Do đó, trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết tế bào được lấy từ phổi để xác định liệu pháp nhắm mục tiêu có phù hợp hay không.
Liệu pháp nhắm mục tiêu mang lại nhiều lợi ích trong phác đồ điều trị ung thư phổi
Tác dụng phụ của các liệu pháp nhắm mục tiêu bao gồm:
Ớn lạnh.
Sốt cao.
Đau cơ.
Mệt mỏi.
Tiêu chảy.
Ăn mất ngon.
Loét miệng.
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị ung thư phổi ở nữ giới
Chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư phổi tại nhà
Triệu chứng ung thư phổi và tác dụng phụ từ phương pháp điều trị làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng này, củng cố tâm lý và tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh đáp ứng được hết liệu trình.
Dưới đây là các phương pháp người bị ung thư phổi nên quan tâm thực hiện:
Chế độ dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh trong các giai đoạn ung thư phổi là khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tác dụng phụ, chiều cao, cân nặng và các bệnh lý mắc kèm như tiểu đường hoặc tim mạch. Dưới đây là một số mục tiêu dinh dưỡng cần ghi nhớ cho người bị ung thư phổi:
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ calo, protein và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các bữa ăn nhỏ còn giúp giảm tác dụng phụ như buồn nôn do điều trị. Hãy thử ăn 5 - 6 bữa nhỏ hoặc chia nhỏ khoảng 3 giờ/lần.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cơ thể tăng khả năng sửa chữa các tế bào và mô, nâng cao miễn dịch. Một số nguồn protein tốt bao gồm: Thịt nạc, trứng, sữa chua, các loại hạt, đậu nành,...
- Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn carbohydrate và chất xơ, giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Các nguồn ngũ cốc nguyên hạt tốt bao gồm: Cháo bột yến mạch, gạo lứt, mì ống,...
- Chọn nguồn chất béo lành mạnh như: Dầu ô liu, bơ, quả hạch,... Tránh thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày giúp cung cấp chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa.
Người bị ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống
Tập luyện
Tập luyện thường xuyên, phù hợp sức lực có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị ung thư phổi, đồng thời giảm mệt mỏi, trầm cảm và tăng cường sức khỏe cơ bắp. Người bệnh có thể bắt đầu bằng cách đi bộ nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút hoặc đạp xe, bơi lội hay các bài tập thở khác vài lần mỗi ngày.
Sử dụng hoạt chất sinh học tự nhiên
Bên cạnh các biện pháp chăm sóc bằng chế độ ăn uống, tập luyện, ngày nay, sử dụng hoạt chất sinh học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Mới nhất hiện nay đó chính là sự xuất hiện của hoạt chất sinh học tự nhiên lunasin được chuyển giao công nghệ chiết xuất từ Mỹ về Việt Nam theo dự án DA17/09 của Bộ y tế. Đây là hoạt chất chiết xuất từ protein đậu tương có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư phổi.
Hoạt chất sinh học lunasin từ đậu tương có nhiều tác dụng tốt cho người bị ung thư phổi
Có thể thấy, phác đồ điều trị ung thư phổi ngày nay đã có nhiều bước tiến mới giúp người mắc giảm bớt đau đớn, tăng cường sức khỏe chống chọi với bệnh tật. Đừng chủ quan với các triệu chứng bất thường của cơ thể, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạn nhé!
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lung-cancer/diagnosis-treatment/drc-20374627
https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/diagnosis_treatment.htm