Trước thực trạng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi đang ngày càng tăng cao, nhiều người rất lo lắng, thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến căn bệnh này. Trải qua nhiều thập kỷ, mặc dù nền y học hiện đại đã có những tiến bộ nhất định trong việc điều trị ung thư phổi song vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, chưa kéo dài được tuổi thọ cho người mắc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự tăng sinh bất thường của tế bào mô phổi. Theo các chuyên gia, ung thư phổi thường có các triệu chứng sau:Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, đau lưng, cảm giác hụt hơi, khó thở, thở khò khè,… Chuyên gia nhận định rằng, những tác nhân bên ngoài như lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, tính chất nghề nghiệp, hóa chất độc hại,... có thể làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh u bướu nói chung và ung thư phổi nói riêng. Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:
Hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, khi hút thuốc lá, phần cháy của điếu thuốc có nhiệt độ lên tới 900 độ C, cùng với đó là hàng triệu loại chất vô cùng độc hại được hít vào trong phổi, phế quản. Bởi vậy, những người nghiện thuốc hoặc hút thuốc lá trong thời gian dài thường dẫn đến tình trạng tổn thương, sinh vảy ở tế bào biểu mô phế quản. Theo thời gian, những vảy này phát triển dần lên và tạo thành khối u phổi. Nhiều thống kê của tổ chức y tế đã chỉ ra rằng, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
Tiếp xúc, hít phải khói thuốc lá: Không chỉ trực tiếp hút thuốc mới gây ung thư phổi, mà việc tiếp xúc, hít khói thuốc lá thường xuyên cũng là một yếu tố khiến phổi có những biến đổi nguy hiểm. Khói thuốc không gây ảnh hưởng tức thì, theo thời gian, chúng sẽ khiến các tế bào hoạt động bất thường và trở thành nguyên nhân hình thành khối u.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại (amiăng, radon,...) thường xuyên: Những người tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên, đặc biệt là môi trường có nhiều nhựa, khí đốt, amiăng, radon,... sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với bình thường.
Ô nhiễm không khí: Hiện nay, các khu vực đô thị ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện giao thông, xí nghiệp và ý thức người dân chưa tốt nên ô nhiễm không khí từ động cơ, khí đốt ngày càng gia tăng. Đây cũng là lý do tại sao bệnh ung thư phổi xuất hiện nhiều hơn.
Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi: Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ung thư phổi. Nếu gia đình từng có người bị bệnh thì khả năng mắc ung thư phổi của bạn cũng cao hơn bình thường.
Viêm phổi, viêm phế quản kéo dài: Đây là những bệnh lý hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng do vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời, quá trình viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, tổn thương phế nang, lâu dần hình thành khối u.
Tuy nhiên, những yếu tố kể trên chỉ là tác nhân gián tiếp, làm tăng nguy cơ hình thành khối ung thư phổi. Vậy đâu mới là nguyên nhân gốc rễ? Trả lời về câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, quá trình hình thành ung thư phổi rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn.
Bình thường, để cơ thể có thể phát triển toàn diện thì phải có sự cân bằng giữa quá trình sinh mới và chết tế bào, được gọi là quá trình chết tế bào theo chương trình apoptosis. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân hoặc bị viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn đến tăng cường quá trình oxy hóa gây mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, khiến tế bào mô phổi bị tổn thương, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào. Từ đó, việc truyền thông tin bị gián đoạn dẫn tới những tế bào mô phổi già, lỗi không bị tiêu diệt. Do vậy, quá trình chết tế bào theo chương trình bị rối loạn, cơ thể sản sinh vô số những tế bào mới không được biệt hóa, không có chức năng. Nếu sự tăng sinh tế bào này không được kiểm soát sẽ dẫn đến dị sản và loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền ung thư. Đó cũng chính là các bước mầm mống, “tiền đề” dẫn đến căn bệnh ung thư phổi “quái ác”.
Tăng sinh tế bào vô độ tế bào dẫn đến ung thư phổi
Điều trị ung thư phổi hiện nay vẫn là “bài toán nan giải” của nền y học
Trong điều trị ung thư phổi, y học hiện đại ngày nay chủ yếu sử dụng 3 phương pháp truyền thống đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Bên cạnh những ưu điểm giúp người bệnh có thêm cơ hội sống, chúng cũng gây không ít tác dụng phụ, cụ thể như:
Phẫu thuật
Phẫu thuật được dùng để cắt bỏ một phần phổi chứa tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng ở giai đoạn đầu và đem lại hiệu quả khả quan vì khi đó các tế bào ung thư mới phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta, số trường hợp phát hiện được bệnh sớm là rất ít nên phương pháp phẫu thuật vẫn chưa mang lại hiệu quả tốt như kỳ vọng.
Xạ trị
Đây là phương pháp dùng tia phóng xạ để bắn phá khối u, từ đó giúp tiêu diệt và hạn chế khả năng nhân lên của tế bào ung thư. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này đa số người bệnh đều gặp phải tác dụng phụ như: Mệt mỏi, ăn không ngon, khô miệng, suy giảm nhận thức,…
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng một lượng hóa chất nhằm ức chế tế bào ung thư, thường được kết hợp với xạ trị và phẫu thuật. Phương pháp này cũng được dùng để kéo dài tuổi thọ khi tế bào ung thư đã di căn, giúp giảm đau đớn cho người bệnh.
Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp hóa trị
Dù có nhiều cách khác nhau, nhưng một phương pháp điều trị ung thư phổi thực sự hiệu quả toàn diện nếu đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Tiêu diệt tế bào khối u phổi đã hình thành.
- Ngăn chặn các bước trong quá trình sinh ra tế bào u phổi.
- Giúp duy trì và tăng cường sức khỏe toàn trạng cơ thể, nâng cao hiệu quả và giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị tây y.
- Giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay hầu như chỉ tác động được từ 1-2 mục tiêu kể trên, đồng thời còn một số tồn tại:
- Hầu hết chỉ can thiệp khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối ung bướu đã hình thành, nên tỷ lệ tử vong còn cao.
- Do không phân biệt rạch ròi được tế bào ung thư với tế bào lành, nên các biện pháp hóa trị, xạ trị tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh. Do vậy, gây nhiều tác dụng phụ với cơ thể như: Chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,…
- Việc phẫu thuật chỉ cắt được tế bào khối u, nhưng không can thiệp được vào mầm mống sinh ra tế bào khối u, bởi vậy tỷ lệ tái phát cao.
- Chi phí thuốc điều trị ung thư phổi thường khá tốn kém. Theo các chuyên gia, mỗi năm, riêng tiền thuốc điều trị ung thư phổi có thể lên tới 1 tỷ đồng/ca.
Trước những tồn tại trong điều trị ung thư phổi hiện nay, việc cấp bách và cũng là gánh nặng với ngành y học là làm sao để tìm ra được một biện pháp vừa khắc phục được những tồn tại, vừa có thể phát huy ưu điểm của phương pháp điều trị hiện đại, hướng đến đích cuối cùng là kéo dài tuổi thọ cho người đã mắc, đồng thời phòng ngừa cho người có nguy cơ bị ung thư phổi. Và mới đây, một tin vui là tại Hội thảo ở bệnh Viện K cơ sở Tân Triều, các chuyên gia đầu ngành đã chính thức công bố phương pháp ưu việt này.
Hoạt chất lunasin - Giải pháp mới từ thảo dược giúp “tiếp sức” cho người bị ung thư phổi
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều hướng đi mới giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài thêm tuổi thọ cho người mắc bệnh. Thành quả nổi bật đó là phát hiện hoạt chất sinh học lunasin của một nhà khoa học người Mỹ vào năm 1996. Trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá đây là nguyên liệu “vàng” trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Ngày 12/12/2019, tại Hội trường lớn, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi”.
Tại đây các chuyên gia đã chỉ ra rằng, lunasin là hoạt chất có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống các loại ung thư, bao gồm ung thư phổi với các đặc tính nổi trội sau:
+ Lunasin là hoạt chất sinh học tự nhiên ĐẦU TIÊN giúp ức chế sự nhân lên và phân chia vô độ của tế bào ung thư. Bởi trước đây chỉ có thuốc hóa trị ung thư mới có tác dụng này.
+ Lunasin có thể dùng đường uống, rất tiện lợi. Mặc dù là protein nhưng lunasin bền vững với các enzyme đường tiêu hóa nên có mặt ở các mô đích dưới dạng có hoạt tính. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của lunasin, bởi so với các thuốc hóa trị thì chúng thường phải sử dụng đường tiêm truyền, phải có sự tham gia của các nhân viên y tế, tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín, gây phiền phức không nhỏ cho người bệnh.
+ Lunasin có tính CHỌN LỌC cao, chỉ tác động vào tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến tế bào lành. Chính tác dụng này khiến cho lunasin trở thành hoạt chất ưu việt hơn hẳn so với các thuốc hóa trị, bởi chúng có tính chọn lọc kém, bên cạnh tác dụng lên tế bào ung thư thì cũng ảnh hưởng lên những tế bào lành trong cơ thể (như tế bào hồng cầu, tế bào tóc, tế bào tủy xương,...).
+ Lunasin làm tăng cường quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình).
+ Lunasin có tính AN TOÀN cao, có thể sử dụng lâu dài trong phác đồ điều trị ung thư phổi, không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Đây là tác dụng mà thuốc hóa trị không thể đáp ứng được, chúng thường độc hại, gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó bắt buộc phải sử dụng có giới hạn từng đợt theo phác đồ của chuyên gia.
Như vậy, với tác dụng hữu hiệu trên nhiều phương diện, vừa ức chế nhân lên tế bào ung thư, vừa tăng cường đào thải tế bào già, lỗi trong cơ thể, hoạt chất sinh học lunasin giúp làm giảm kích thước khối u, ức chế di căn và giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi hiệu quả.
Ngoài ra, lunasin còn được biết đến với nhiều tác dụng khác giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi như chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen,…