Việc nhận biết sớm các dấu hiệu u phổi sẽ giúp bạn đưa ra hướng xử trí và điều trị kịp thời đối với chứng bệnh nguy hiểm này. Từ đó, giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay thông tin có trong bài viết sau đây.

U phổi là gì?

Phổi cũng giống nhiều cơ quan khác của cơ thể, mỗi giây đều có tế bào sinh ra và chết đi để đảm bảo tính toàn vẹn. Nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến quá trình này bị rối loạn, tế bào sinh ra vô độ, không đảm bảo được chức năng trong khi tế bào già, lỗi không được đào thải dẫn đến hình thành khối u phổi.

U phổi phát triển quá mức và không hài hòa với các tổ chức bình thường kế cận, tồn tại mãi mãi sau khi đã ngừng kích thích sinh u. Dựa vào đặc điểm, u phổi được chia làm 2 loại, bao gồm: U phổi lành tính và u phổi ác tính.

- U phổi lành tính (ít gặp) là khối u phát triển tại chỗ, không lây lan đến nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, ít đe dọa đến tính mạng.

- U phổi ác tính (phổ biến) là khối u phát triển thường kèm theo sự xâm lấn, lan ra ngoài phổi và không có giới hạn rõ ràng với các mô bình thường xung quanh.

Cảnh báo 6 dấu hiệu u phổi điển hình

Việc nhận biết sớm dấu hiệu u phổi sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ tiềm ẩn và chọn lựa giải pháp khắc phục kịp thời. Bạn hãy tham khảo ngay 6 dấu hiệu cảnh báo u phổi sau đây:

1.Thở nặng nhọc

Khó thở hoặc thở khò khè tuy không phải là triệu chứng nghiêm trọng, nhưng nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi đi hoặc chạy lên cầu thang trong khi trước đây, hiện tượng trên không bao giờ xuất hiện, thì bạn nên cẩn trọng và đến gặp bác sĩ sớm. Bởi các triệu chứng trên rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.

2. Ho nhiều

Ho dai dẳng dẫn đến khản tiếng kéo dài vài tuần không khỏi có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi nặng hơn, hình thành các khối u phổi nếu không được điều trị kịp thời.

3. Sụt cân không rõ nguyên nhân

Trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân hoặc không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo, tập thể dục,... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận là do một khối u bên trong cơ thể gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi. Khối u này sẽ làm tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra hiện tượng trên.

4. Đau ngực

Một triệu chứng điển hình khi xuất hiện khối u ở phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực không hết sau một thời gian dài có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.

 

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo sự hình thành khối u ở phổi   

5. Đờm có lẫn máu

Ho ra đờm có lẫn máu là dấu hiệu nguy hiểm, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm sự hình thành của các khối u phổi ác tính hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.

6. Đau vai

Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi cũng như các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

Mách bạn bí quyết phòng ngừa u phổi an toàn, hiệu quả

Để bảo vệ lá phổi của bạn luôn khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ mắc u phổi, hãy duy trì đều đặn các thói quen hữu ích sau đây:

Bỏ thuốc lá

Khói thuốc lá theo không khí vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, đến khí quản để vào phổi. Thông thường, người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút. Khói thuốc lá làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm, khiến chất nhầy nhiễm những chất độc hại, tồn lưu nhiều trong phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

 

Khói thuốc lá - Tác nhân hàng đầu gây u phổi

Nguy cơ mắc u phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, người hút thuốc còn tăng nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao phổi, mắc các bệnh phổi mạn tính.

Vận động thường xuyên

Khi cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng, lúc đó, các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u. Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, yoga, thiền, gym,... là những bộ môn được chuyên gia sức khỏe khuyên bạn tập luyện thường xuyên.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Bạn cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng bệnh song thực tế, nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, với bệnh lý u phổi, khám sức khỏe định kỳ rất cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả

Để phòng tránh u phổi, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam,… Những thực phẩm này không những giúp phòng ngừa u phổi hiệu quả mà còn giúp phòng tránh các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành,…

 

Chất xơ giúp bạn thanh lọc cơ thể, loại bỏ nguy cơ mắc u phổi

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những người làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất, nên áp dụng các biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại, tránh nguy cơ hình thành các khối u nguy hiểm ở phổi.