Xạ trị ung thư phổi là hướng đi truyền thống và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Có nhiều loại xạ trị ung thư phổi khác nhau tùy từng trường hợp. Vậy người thực hiện xạ trị ung thư phổi cần chuẩn bị những gì để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Xạ trị ung thư phổi là gì?

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp ứng dụng tác động của bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao vào vị trí của các tế bào ung thư. Nó phá vỡ tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới và tiêu diệt tế bào ung thư cũ.

Hầu hết các loại xạ trị không thể tiếp cận tất cả những bộ phận của cơ thể, do đó chúng không có hiệu quả nhiều trong điều trị ung thư phổi đã lan rộng. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số tác dụng của xạ trị:

- Để chữa lành hoặc thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu.

- Để ngăn chặn ung thư phổi tái phát.

- Điều trị các triệu chứng gây ra bởi ung thư phổi tiến triển.

- Để điều trị ung thư phổi tái phát.

Quá trình thực hiện xạ trị ung thư phổi, người bệnh thường trải qua các bước cơ bản sau:

- Thăm khám lần đầu: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, phân tích kết quả xét nghiệm, chụp X-quang để chẩn đoán về diễn biến, giai đoạn bệnh,... đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

- Chụp CT mô phỏng: Với mục đích để quét khu vực cần được xạ trị.

- Lên kế hoạch xạ trị: Chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian phù hợp cho người bệnh.

- Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên: Thông qua lần xạ trị đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi về đáp ứng, phản ứng cơ thể của người bệnh để có sự điều chỉnh nếu cần thiết.

- Xạ trị theo phác đồ: Thời gian có thể kéo dài vài tuần. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi để có điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho người bệnh.

Người thực hiện xạ trị ung thư phổi cần chuẩn bị những gì?

Xạ trị ung thư phổi có thể gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc chuẩn bị tốt về mặt tinh thần, kiến thức trước khi thực hiện sẽ giúp người bệnh yên tâm điều trị hơn, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả và kéo dài thêm tuổi thọ. Cụ thể, hãy lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống điều độ, đủ chất sẽ giúp bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng, củng cố hệ miễn dịch. Đây được cho là yếu tố “gốc rễ” để người mắc có đủ sức khỏe chống lại bệnh tật và những tác dụng phụ của phương pháp xạ trị.

Chế độ ăn cho người bị ung thư phổi cần được cung cấp đủ vitamin, protein, chất béo từ thực vật, chất khoáng,… và nên chế biến đa dạng, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại sữa chua để cung cấp cho cơ thể những vi khuẩn có lợi, tốt cho hoạt động của đường ruột, kích thích ăn uống.

 

Người thực hiện xạ trị ung thư phổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

2. Luyện tập điều độ

Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp người bị ung thư phổi tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nhẹ một số tác dụng phụ của xạ trị, cải thiện tình trạng mất ngủ, ăn uống ngon miệng, tinh thần thoải mái hơn,…

Một số bộ môn người bệnh có thể tham khảo để tập luyện như: Ngồi thiền, massage, đi bộ, yoga,… Chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày người bệnh nên dành ra khoảng 15 - 30 phút để tập luyện, điều này sẽ gián tiếp giúp nâng cao hiệu quả của phương pháp xạ trị nói riêng và quá trình điều trị ung thư phổi nói chung.

3. Giữ vững tinh thần, thoải mái, lạc quan

Đây được đánh giá là một trong những yếu tố cốt lõi để người mắc có thể chiến thắng được bệnh tật. Một số thống kê cho thấy, những người bệnh giữ tinh thần lạc quan sẽ có kết quả điều trị thành công cao và thời gian sống kéo dài hơn rất nhiều so với người thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Do vậy, người nhà hãy cố gắng quan tâm, động viên để giúp người bệnh chuẩn bị tinh thần vững vàng trước khi bước vào điều trị.

4. Sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, việc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng cũng là một trong những giải pháp mà người bệnh nên quan tâm. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của y học, rất nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp xạ trị, nổi bật như hoạt chất sinh học lunasin.