Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trước, trong và sau khi điều trị bệnh nói chung cũng như ung thư phổi nói riêng. Vậy cụ thể cần chú ý những gì trong chế độ ăn uống của người mắc ung thư phổi? Câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia sẽ được gửi tới bạn đọc trong nội dung bài viết dưới đây!
Ung thư phổi là gì và tỷ lệ mắc bệnh hiện nay như thế nào?
Ung thư phổi là tình trạng các khối u ác tính phát triển từ phế quản phổi. Nguyên nhân sâu xa là do quá trình tăng sinh không kiểm soát của tế bào mô phổi trong khi các tế bào già, lỗi không chết đi, dẫn đến rối loạn chương trình chết tế bào của cơ thể.
Theo thống kê, đây là loại ung thư hay gặp nhất, chiếm trên 90% trong các khối u ở phổi. Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc căn bệnh nguy hiểm này đang ngày càng gia tăng do số lượng người nghiện thuốc lá rất cao, kể cả ở nữ giới. Căn bệnh ác tính với tỷ lệ mắc cao vào nhóm bậc nhất này có tiên lượng điều trị khá xấu với số ca sống thêm 5 năm thấp, năm 1993 là 8% và năm 1997 là 11% ở người da màu và 14% ở người da trắng trên toàn thế giới.
Ung thư phổi liệu có phải là “bản án tử hình” hay không?
Khi bị chẩn đoán ung thư phổi, không chỉ đối với bản thân người bệnh, mà người nhà của họ cũng có những đau buồn và tuyệt vọng nhất định. Đa số mọi người khi nghe đến từ ung thư phổi thì mặt đã biến sắc, nghĩ rằng mắc ung thư phổi giống như là lãnh “bản án tử hình”. Sau đó, họ chọn cách buông xuôi, không điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ.
Tuy nhiên, ở các nước có nền y tế phát triển, 50% người bệnh bị u ác tính được chữa khỏi nhờ phát hiện sớm. Ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi thấp hơn bởi 80% người bệnh được phát hiện muộn.
Bệnh ung thư mặc dù nguy hiểm nhưng 1/3 có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi ở giai đoạn sớm và 1/3 có thể kéo dài cuộc sống ở giai đoạn muộn. Và ung thư phổi cũng là một trong những căn bệnh như vậy.
Cần chú ý gì trong chế độ ăn uống của người bị ung thư phổi?
Theo chuyên gia, những người bị bệnh muốn điều trị tốt thì điều quan trọng là phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Điều này cũng đúng với người bị ung thư phổi. Cụ thể họ cần chú ý một số vấn đề sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:
1. Chú trọng nấu món ăn có hương vị hấp dẫn
Trong khi nấu và chuẩn bị đồ ăn cho người bị ung thư phổi, bạn có thể thêm dầu và muối một cách thích hợp để tăng hương vị cho món ăn, tăng cảm giác thèm ăn của người bệnh vì giai đoạn này khẩu vị của họ thường rất kém. Ngoài ra, nên ưu tiên những món ăn nhẹ nhàng bởi vì người bệnh thường có cảm giác khó nuốt.
2. Bổ sung protein (chất đạm) đúng cách
Người thân nên chuẩn bị nhiều thực phẩm giàu protein cho người bị ung thư phổi, điều này sẽ giúp tăng các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các thực phẩm nên ăn là đậu nành, sữa, thịt, cá, thịt bò,... Nếu người bệnh có dấu hiệu kém ăn và khó tiêu, nên ưu tiên sử dụng một số món ăn kèm như táo gai, củ cải, trần bì,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhiều loại nấm, đặc biệt là nấm hương. Đây là loại nấm chứa nhiều axit amin cần thiết và các nguyên tố vi lượng canxi, đồng, sắt, mangan… giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống đỡ với bệnh tật.
3. Loại bỏ nhóm chất phụ gia có chứa thành phần phosphat
Thành phần phosphat thường có trong nước ngọt có gas, socola, kem, bánh quy, nước sốt cà chua và nhiều thực phẩm khác. Nhiều thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng, phụ gia thực phẩm phosphat có thể đẩy nhanh sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Do vậy, đối với các loại thực phẩm được đề cập ở trên, người bị ung thư phổi tốt nhất không nên ăn.
4. Ăn ít đường
Mặc dù lời khuyên ở trên đã nói rằng nên cho người bệnh ăn uống đa dạng khẩu vị để khuyến khích sự thèm ăn, nhưng riêng đường cần phải tiết giảm. Vì các thế bào ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng rất “thích” đường, thậm chí đường là “thức ăn” của chúng.
Nguyên nhân là do các tế bào khối u có khả năng hấp thụ đường mạnh hơn 10 lần so với tế bào bình thường, nhưng lại chỉ sử dụng khoảng 5% năng lượng trong số chúng. Phần còn lại sẽ được hoàn trả dưới dạng “chất thải” dẫn tới hình thành một lượng lớn axit lactic, gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.