Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị u phổi được ứng dụng và đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị u phổi.

Quá trình hình thành u phổi như thế nào?

Bình thường, các tế bào lớn lên phân chia để hình thành tế bào mới, tế bào cũ sẽ già đi và bị đào thải theo đó cơ thể chúng ta sinh trưởng và phát triển. Khi quá trình này bị mất cân bằng, các tế bào phân chia vô độ là tiền đề hình thành nhiều loại khối u, bao gồm cả u phổi.

Các tế bào u phổi có khả năng xâm lấn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể thông qua đường máu và hệ thống bạch huyết. Theo đó, hình thành khối u ở vị trí mới tách biệt hoàn toàn với khối u ban đầu, quá trình này gọi là di căn.

Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm và thường chỉ được chẩn đoán khi đã ở tiến triển nặng, do đó gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, tỷ lệ thành công thấp, thời gian sống thêm của người mắc ngắn.

Các phương pháp điều trị u phổi

Một số phương pháp điều trị u phổi thường được sử dụng bao gồm: 

- Phẫu thuậtđể loại bỏ phần phổi chứa khối u.

- Xạ trị là liệu pháp sử dụng liều phóng xạ cao để tiêu diệt tế bào khối u. Thông thường, xạ trị được kết hợp với các phương pháp khác, ít khi dùng đơn lẻ.

- Hóa trị thường áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào khối u còn sót lại. Cách này cũng được áp dụng trong trường hợp người mắc bệnh có nguy cơ tái phát cao.

- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Một số loại thuốc điều trị u phổi nhắm mục tiêu sử dụng theo đường uống để ngăn ngừa hình thành khối u mới.

- Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch: Là phương pháp sử dụng một số loại thuốc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào khối u. 

Hầu hết các phương pháp điều trị u phổi đều đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm, cụ thể như: Thiếu máu, ăn không ngon miệng, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, phù nề, rụng tóc, da khô, buồn nôn, nôn,…

Một số người mắc có cơ thể quá yếu hoặc đã cao tuổi thường không chịu đựng được các tác dụng phụ khi điều trị u phổi. Trong trường hợp này việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường sức đề kháng cho người mắc đóng vai trò quan trọng.

Lunasin – Hoạt chất đầy tiềm năng trong hỗ trợ điều trị u phổi

Trước thực trạng như vậy, nhiều người mắc bệnh mong muốn tìm kiếm một phương pháp hỗ trợ điều trị u phổi an toàn, giúp nâng cao hiệu quả, giảm tác dụng không mong muốn của phương pháp tây y, kéo dài thêm tuổi thọ.

Đó chính là lý do các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu thêm về những hướng đi mới giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, phương pháp sử dụng hoạt chất sinh học tự nhiên được đánh giá cao bởi tính an toàn và mang lại hiệu quả cao. Nổi bật trong đó là hoạt chất được chiết xuất từ đậu tương có tên lunasin. 

Năm 1996, Tiến sĩ Alfredo Galvez là người đầu tiên phát hiện ra hoạt chất này. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu cải thiện tính chất dinh dưỡng của protein đậu tương trong phòng thí nghiệm của Giáo sư De Lume tại Đại học California Berkeley. Những nghiên cứu cho thấy rằng, cơ chế phân tử của lunasin là độc nhất và hoàn toàn khác biệt so với các hoạt chất chống khối u khác, nó tiêu diệt một cách có chọn lọc những tế bào đang chuyển hóa thành tế bào khối u, do đó hạn chế các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc.

Bên cạnh đó, lunasin có cấu trúc đặc hiệu, sau khi uống chúng có thể xâm nhập vào huyết tương và nhân tế bào dưới dạng có hoạt tính mà không bị enzym tiêu hóa phân hủy như các polypeptide khác. Đây là một đặc điểm nổi trội bởi thông thường các thuốc điều trị khối u không phát huy tác dụng tốt qua đường uống mà bắt buộc phải sử dụng qua đường tiêm. Lunasin mang điện tích âm nên dễ dàng trung hòa với các protein của nhiễm sắc thể mang điện tích dương, nhờ vậy chúng có ái lực cực mạnh khi quá trình tăng sinh bất thường diễn ra. 

Bên cạnh đó, một loạt tác dụng ưu việt khác của hoạt chất này cũng được nghiên cứu bao gồm:

- Chống viêm do ức chế sản xuất yếu tố gây viêm như interleukin, prostaglandin.

- Chống oxy hóa thông qua làm giảm sự tạo thành các gốc tự do trong cơ thể.

- Chống đột biến do tác động của một số chất gây ung thư.