Ung thư phổi tiến triển từ u phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ban đầu, các dấu hiệu của bệnh thường khó nhận biết. Theo các chuyên gia, có những thói quen rất đơn giản nhưng có tác dụng không nhỏ trong việc làm sạch lá phổi cũng như ngăn ngừa ung thư phổi. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!

U phổi là gì?

U phổi là kết quả của sự phân chia và phát triển bất thường của các tế bào ở mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các tế bào này phân chia rất nhanh và không tuân theo sự chết như chu trình như bình thường, tích tụ thành khối u. Rất nhiều người nghĩ rằng, u phổi là bệnh hệ hô hấp và dễ lây lan. Tuy nhiên, có thể khẳng định: U phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong môi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân hình thành khối u ở phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, môi trường sống nhiều bụi amiang, khí radon hay ô nhiễm không khí,… Khối u phổi được phân ra làm 2 loại:

U phổi lành tính 

Phát triển tại chỗ, không xâm lấn vào mô khác, ít khi đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Một số loại u phổi lành tính thường gặp:

- Hamartoma (u mô thừa): Chiếm 55% số trường hợp u phổi lành tính và 8% trong số ca mắc u phổi nói chung, thường xuất hiện ở độ tuổi 70 – 80, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

- Papilloma (sùi mào gà): Còn được gọi là u nhú, xuất hiện ở đường dẫn khí, gặp ở người lớn nhiều hơn.

U phổi ác tính (ung thư phổi)

Phát triển thường kèm theo sự xâm nhập, không có giới hạn rõ với mô bình thường xung quanh. Phần lớn, các u ác tính xâm nhập rõ rệt và có thể xuyên qua thành đại tràng hay tử cung hoặc tạo thành hình nấm trên bề mặt da… Sự xâm nhập như vậy làm cho việc phẫu thuật cắt bỏ gặp nhiều khó khăn. Cùng với di căn, sự xâm lấn là bằng chứng đáng tin cậy để phân biệt u ác tính với u lành tính.

- Ung thư phổi nguyên phát: Còn được gọi là ung thư biểu mô phế quản, liên quan chặt chẽ đến thói quen hút thuốc lá và môi trường sống. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi (trên 40). Ung thư phổi nguyên phát được phân thành 2 loại dựa trên kích thước của tế bào: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

- Ung thư phổi thứ phát: Là khối u từ một cơ quan khác trong cơ thể lây lan đến phổi qua đường máu hoặc đường bạch huyết. Cần thăm khám và làm các xét nghiệm để tìm được vị trí u đã lây lan sang phổi, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

5 cách phòng ngừa u phổi

Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, tỷ lệ tử vong cao nhưng cũng có thể phòng tránh được. Phòng ngừa u phổi chính là việc thực hiện các cách nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư. Cụ thể:

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá dù chủ động hay bị động thì cũng là nguyên nhân dẫn đến 90% các ca ung thư phổi. Vì thế, việc làm đầu tiên để cứu lá phổi là ngừng hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể sẽ bắt đầu tự hồi phục lại ngay sau khi bỏ thuốc lá. Theo các nhà khoa học Mỹ, nhịp tim sẽ giảm trong vòng 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, chức năng phổi sẽ cải thiện sau 3 tháng bỏ thuốc và nếu không hút thuốc trong vòng 10 năm thì nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm chỉ còn một nửa so với khi hút thuốc.

Hạn chế ra ngoài khi thời tiết xấu

Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của lá phổi, làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vì thế, để tránh khói bụi và ô nhiễm không khí, bạn nên tập dần thói quen mang khẩu trang ra đường. Đặc biệt là hạn chế ra ngoài khi thời tiết xấu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì thói quen detox phổi để làm sạch sâu hệ hô hấp. Thực hiện lịch trình detox phổi sau ít nhất 1 lần/tháng sẽ giúp cải thiện phổi từ bên trong.

Uống nước chanh ấm mỗi bữa sáng

Một cốc nước chanh ấm mỗi bữa sáng là thói quen rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là lá phổi. Nước chanh sẽ khiến bạn thấy no hơn cũng như cung cấp 1 lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà độc tố từ thuốc lá, khói bụi lấy đi từ cơ thể.

Tập luyện thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ lá phổi. Vì thế, hãy tập thể dục một cách đều đặn hàng ngày bằng những bài tập vừa sức. Bạn không cần phải chạy 1 quãng đường dài, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh hoặc tích cực tham gia các hoạt động leo núi hoặc bơi lội. Ngoài ra, tập thở sâu 30 phút mỗi ngày ở không gian thoáng đãng cũng giúp loại bỏ độc tố trong phổi.