Trang bị kiến thức về bệnh lý u phổi lành tính luôn là điều cần thiết giúp bạn loại bỏ các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, mỗi ngày trang nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến từ khóa u phổi lành tính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về bệnh u phổi lành tính. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, click ngay vào bài viết dưới đây.

U phổi lành tính là gì?

U phổi là sự phân chia và phát triển một cách bất thường của các tế bào có trong mô phổi hoặc đường hô hấp. Khi nhắc tới khối u, nhiều người sợ hãi cho rằng, đây là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u thường chia thành hai loại, bao gồm: Khối u lành tính và ác tính.

U lành tính là khối u không có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và không có khả năng thả tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn). Nó xuất phát từ cơ quan nào (da, gan, não, phổi, xương...) thì chỉ phát triển ở cơ quan đó, bị "vỏ" của cơ quan này ngăn chặn không xâm nhập sang cơ quan lân cận.

Nguyên nhân gây u phổi lành tính

Theo các chuyên gia, u phổi lành tính do các nguyên nhân chủ yếu sau gây ra:

- Nguyên nhân chủ yếu do các vết thương hoặc vết sẹo còn lại sau những ca phẫu thuật.

- Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng lớn tới sự tổn thương của phổi và gây nên các bệnh về phổi.

- Do ảnh hưởng của virus papillomas ở người.

Triệu chứng u phổi lành tính

Hầu hết ở các khối u phổi lành tính thường không có triệu chứng rõ ràng, hơn 90% trường hợp tìm thấy tình cờ qua chụp X-quang ngực hoặc chụp CT với lý do khác. Nếu có triệu chứng xuất hiện, có thể bao gồm:

- Ho dai dẳng hoặc khò khè

- Khó thở

- Ho ra máu

- Viêm phổi thường xuyên hơn

- Xẹp mô phổi

 Phát hiện u phổi lành tính nhờ chụp X-quang ngực

Phát hiện u phổi lành tính nhờ chụp X-quang ngực

Chẩn đoán khối u phổi lành tính

Một cách để phát hiện sự khác biệt giữa khối u phổi lành tính và ác tính là tốc độ tăng trưởng. U lành tính sẽ phát triển rất chậm, trong khi các khối ung thư có thể tăng gấp đôi kích thước trong 4 tháng hoặc thời gian ngắn hơn.

Ngoài ra, để xác định u phổi lành tính hay ác tính là tiến hành kiểm tra vôi hóa hoặc lượng canxi. U lành tính có hàm lượng canxi cao hơn, bề mặt nhẵn, có màu sắc hơn u ác tính. Khối u ác tính thường có hình dạng không đều, bề mặt nhám hơn và có các biến thể màu hoặc mô hình lốm đốm.

 Sự khác biệt giữa khối u lành tính và ác tính

Sự khác biệt giữa khối u lành tính và ác tính

Chụp X-quang hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể được sử dụng để chẩn đoán u phổi. Trong một số trường hợp, sinh thiết (mẫu mô) hoặc phẫu thuật có thể được thực hiện. Bên cạnh đó, xét nghiệm đờm cũng có thể cung cấp thông tin chính xác để chẩn đoán khối u phổi.

Điều trị u phổi lành tính như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, khối u phổi lành tính không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn trọng theo dõi các khối u trong vòng một tới hai năm để tìm hiểu sự thay đổi, phòng ngừa biến chứng dẫn tới ung thư. Sinh thiết hay phẫu thuật khối u có thể cần thiết khi:

- Bệnh nhân là người hút thuốc.

- Bệnh nhân bị khó thở hoặc có các triệu chứng khác gây ảnh hưởng.

- Khối u tiếp tục phát triển.

Lời khuyên dành cho người mắc u phổi lành tính

Ngoài việc trang bị kiến thức chi tiết về bệnh lý, người mắc u phổi lành tính nên áp dụng một số lời khuyên như sau:

Giữ tâm lý ổn định

Bạn nên trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để cập nhật trạng thái sức khỏe một cách chính xác nhất. Luôn lạc quan, yêu đời giúp cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và khả năng tự chiến đấu với bệnh.

 Giữ tinh thần lạc quan giúp bạn dễ dàng vượt qua bệnh

Giữ tinh thần lạc quan giúp bạn dễ dàng vượt qua bệnh

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Nhiều người bệnh thường có suy nghĩ ăn uống đạm bạc để thanh lọc cơ thể, ngăn chặn việc cung cấp chất dinh dưỡng đến các khối u. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự chính xác, bởi nếu ăn thiếu chất, cơ thể mất đi sức đề kháng sẽ khiến cho các bệnh khác dễ dàng tấn công. Do đó, cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng để nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh. Ngoài ra, cần tránh tuyệt đối các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia.

Luyện tập thể dục

Trong quá trình trước và sau khi phát hiện khối u phổi lành tính, người bệnh cần tập luyện đều đặn hàng ngày để giữ thể trạng luôn ổn định. Việc tập luyện thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng mỗi ngày không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn làm người bệnh thoải mái, lạc quan, loại bỏ ý nghĩ tiêu cực về tình trạng sức khỏe.

 Luyện tập thể dục giúp nâng cao thể trạng của người bệnh

Luyện tập thể dục giúp nâng cao thể trạng của người bệnh