“U phổi” luôn là từ khóa tìm kiếm hàng đầu trên các trang công cụ tìm kiếm. Bởi đây là bệnh lý ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thường xuyên thắc mắc về nguyên nhân gây u phổi để tìm cách phòng ngừa và loại bỏ bệnh lý trên một cách hiệu quả. Nếu bạn đang có chung thắc mắc trên, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây!

U phổi là gì?

Bình thường, phổi cũng như các cơ quan khác của cơ thể, mỗi giây đều có các tế bào non được sinh ra, tế bào già, tế bào lạ bị chết đi – đây được gọi là quá trình chết tế bào theo chương trình apoptosis. Điều này giúp cơ quan phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp như khí độc hại, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm,… sẽ làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường của phổi, quá trình chết tế bào theo chương trình bị rối loạn, chỉ có tế bào sinh ra mà không có tế bào chết đi. Sự tăng sinh không kiểm soát này sẽ dẫn đến sự hình thành khối u phổi. Nếu khối u phổi phát triển tại chỗ, không xâm lấn sang các mô khác thì được gọi là u phổi lành tính. Ngược lại, nếu khối u xâm lấn và di căn sang các mô khác của cơ thể thì được xếp vào u phổi ác tính và khó điều trị hơn.

Dấu hiệu nhận biết u phổi

U phổi là bệnh lý dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp khác. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của u phổi, bao gồm:

Thở khò khè: Biểu hiện ho, thở khò khè có thể do tắc nghẽn trong đường thở bởi các khối u phổi phát triển. Khi đường thở bị co thắt hoặc thu hẹp, không khí đi qua có thể làm cho tiếng thở chuyển sang khò khè hoặc nghe như tiếng huýt sáo khi di chuyển.

Đau ngực: Thành ngực có rất nhiều sợi thần kinh kết nối với nhau, do đó, khi khối u phổi xâm nhập vào ngực, nó có thể gây ra đau tức ngực, thậm chí là cảm giác đau nhói.

Khản tiếng: Giọng nói khản đặc, thều thào hoặc yếu ớt có thể là dấu hiệu ngầm của bệnh lý u phổi. Điều này có nghĩa là dây thanh âm không thể đóng lại và bạn cần dây thanh âm mở để có thể ho, hát và nói được.

Khó thở: Khó thở có thể là hệ quả của việc tắc nghẽn trong phổi do có khối u cản trở lượng không khí vào phổi. Nhưng đây cũng là sự báo hiệu của quá trình tích tụ chất lỏng giữa phổi và thành ngực.

Mách bạn 4 nguyên nhân gây u phổi thường gặp

U phổi đang dần trở thành bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại, các “thủ phạm” giấu mặt gây ra u phổi, bao gồm:

Hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vảy trồi lên biểu mô. Theo thời gian, các vảy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển dần lên thành các khối u. Mặc dù, nhiều người hút thuốc không có tiền sử mắc bệnh lý về phổi. Thế nhưng, chính thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hít phải khói thuốc trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân tiềm ẩn hình thành các khối u ở phổi, thậm chí là ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra thành chất gây ung thư.

 Thói quen hút thuốc lá khiến bạn trở thành nạn nhân của bệnh u phổi

Thói quen hút thuốc lá khiến bạn trở thành nạn nhân của bệnh u phổi

Mắc bệnh phổi mạn tính

Với những người có tiền sử mắc bệnh phổi mạn tính như bệnh lao, bụi phổi,... thường có tỷ lệ mắc bệnh u phổi cao hơn những người bình thường. Thậm chí, viêm phế quản và bệnh phổi mạn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sinh ra vảy tế bào và phát triển thành ung thư phổi.

 Các bệnh phổi mạn tính là nguyên nhân hình thành u phổi

Các bệnh phổi mạn tính là nguyên nhân hình thành u phổi

Ô nhiễm không khí

Không khí trong môi trường sống bị ô nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh u phổi. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc công việc phải tiếp xúc với quá trình luyện thép, niken, crom và khí than, tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ,... có nguy cơ cao mắc bệnh lý u phổi, thậm chí là ung thư phổi.

 Ô nhiễm không khí - Tác nhân hàng đầu gây bệnh lý u phổi

Ô nhiễm không khí - Tác nhân hàng đầu gây bệnh lý u phổi

Yếu tố di truyền

Nếu bạn nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh lý về phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm sớm. Bởi bệnh này càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ càng cao.

Ngoài ra, những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng hình thành các khối u ở phổi.