Xét nghiệm ung thư phổi bao gồm chụp X-quang, nội soi, dấu ấn ung thư phổi,... Việc thực hiện xét nghiệm ung thư phổi càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn tầm soát sức khỏe và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một số xét nghiệm cần thiết mà mọi người nên làm để chẩn đoán ung thư phổi chính xác nhất.
Lợi ích khi làm xét nghiệm ung thư phổi
Xét nghiệm ung thư phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu. Thông qua xét nghiệm kết hợp các phương pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ra tế bào ung thư. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương hướng xây dựng liệu trình điều trị phù hợp cho người bệnh.
Bên cạnh đó, xét nghiệm ung thư phổi còn giúp phát hiện các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe. Nhờ vậy, người bệnh có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi sớm giúp tầm soát bệnh hiệu quả
Các xét nghiệm cần thiết trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
Hiện nay, có nhiều xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi cần thiết mà người bệnh nên làm như: Chụp X-quang, soi phế quản, xét nghiệm dấu ấn ung thư,… cho kết quả chính xác trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Chụp X-quang phổi
Phương pháp chụp X-quang giúp phát hiện khối u ở phổi, được chia làm 2 loại:
- Chụp X-quang phổi: Dùng để tìm kiếm u phổi, không mang đến hiệu quả cao đối với những tổn thương nhỏ.
- Chụp X-quang cắt lớp vi tính: Được dùng để phát hiện vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của u phổi. Trong trường hợp di căn hạch trung thất, định hướng sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán mô bệnh học.
Chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng của phổi
Soi phế quản
Là phương pháp sử dụng một ống soi luồn qua mũi hoặc miệng, vào khí quản và thâm nhập sâu xuống phổi để quan sát được tổn thương cũng như khối u. Đồng thời, tiến hành các kỹ thuật cần thiết để lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học, tế bào học.
Một số xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
Một số xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi như: Cyfra 21-1, NSE, ProGRP,… cũng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
- Cyfra 21-1
Cyfra 21-1 có thể được xem là dấu ấn sinh học được lựa chọn cho ung thư phổi không tế bào nhỏ. Người có bệnh phổi lành tính thì chỉ số Cyfra 21-1 thường dưới 3,3 µg/L (hoặc 3,3 ng/ml).
Xét nghiệm cyfra 21-1 hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ
- Xét nghiệm NSE
Xét nghiệm NSE được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang trên máy phân tích miễn dịch để xác định mức độ của NSE huyết thanh hoặc huyết tương. Nếu mức độ NSE huyết thanh tăng hơn 25 ng/mL thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Xét nghiệm ProGRP
ProGRP là xét nghiệm dấu ấn có độ nhạy cao hơn, giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u khác của phổi. Xét nghiệm này vô cùng hữu hiệu cho các trường hợp không thể tiến hành sinh thiết khối u phổi.
- Xét nghiệm CEA
Việc thực hiện xét nghiệm CEA để xác định chỉ số CEA đang ở mức bình thường hay bất thường. Đối với người bình thường thì chỉ số CEA chỉ ở mức 0 -2,5 ng/mL. Còn người bị ung thư phổi thì chỉ số CEA thường cao hơn 10 ng/mL.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA xác định chỉ số bình thường hay bất thường
- Xét nghiệm SCC
Xét nghiệm SCC để phát hiện sớm bệnh ung thư tế bào vảy. Ở người bị ung thư phổi, nồng độ SCC trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Việc đo kháng nguyên ung thư tế bào vảy cũng sẽ hỗ trợ đánh giá tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng sau điều trị cũng như phát hiện sớm nếu có dấu hiệu tái phát..
Những xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn ung thư phổi
Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện vài xét nghiệm ung thư phổi khác để đánh giá trình trạng di căn bao gồm:
- PET/CT: Hỗ trợ đánh giá chính xác những tổn thương di căn, chẩn đoán đúng về giai đoạn ung thư.
- Xạ hình xương: Nhằm giúp phát hiện nhanh những tổn thương di căn xương.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não: Giúp phát hiện những trường hợp tế bào ung thư di căn não.
- Siêu âm bụng, cắt lớp vi tính bụng: Giúp phát hiện các trường hợp ổ di căn gan, thượng thận,...
>>> XEM THÊM: Phương pháp kiểm tra ung thư phổi tại bệnh viện!
Đối tượng nên xét nghiệm ung thư phổi
Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao sau đây nên xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi:
- Người có tiền sử hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá trong 15 năm trở lại đây.
- Người lao động ở độ tuổi từ 55 - 80.
- Người có tiền sử gia đình, người thân mắc ung thư phổi.
- Người thường xuyên có biểu hiện ho, tức ngực, khó thở.
- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với khói bụi, các tia phóng xạ hoặc tác nhân khác gây ung thư phổi.
Người có biểu hiện ho, tức ngực nên đi xét nghiệm ung thư phổi sớm
Lưu ý khi tiến hành xét nghiệm ung thư phổi
Xét nghiệm ung thư phổi không chỉ giúp người mắc biết chính xác tình trạng bệnh mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe và điều trị. Tuy nhiên, trước khi tiến hành xét nghiệm ung thư phổi, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi trước khi làm xét nghiệm.
- Không sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích trước ngày lấy máu.
- Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín và chất lượng để làm xét nghiệm ung thư phổi.
Lựa chọn địa chỉ uy tín để làm xét nghiệm ung thư phổi
Nên xét nghiệm ung thư phổi ở đâu?
Xét nghiệm ung thư phổi ở đâu là vấn đề đang khiến nhiều người băn khoăn. Hiện nay, có rất nhiều các bệnh viện lớn tại Hà Nội được người dân đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn để xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi như: Bệnh viện K, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai,...
Đây đều là những bệnh viện lớn, uy tín, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi, hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ việc khám, xét nghiệm và chẩn đoán ung thư phổi chính xác nhất.
Cần làm gì khi nhận chẩn đoán ung thư phổi?
Sau quá trình xét nghiệm ung thư phổi, nếu không may nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh, bạn cần phải bình tĩnh, không nên lo lắng hay nghĩ ngợi quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe. Cần xác định rõ tình trạng bệnh, tuân thủ các phương pháp điều trị ung thư phổi, chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học và phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị ung thư phổi là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên nên thực hiện. Thảo dược tự nhiên vừa giúp giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ.
Lunasin - chiết xuất từ đậu tương hỗ trợ điều trị ung thư phổi hiệu quả
Trong đó phải kể đến sản phẩm chứa thành phần chính là hoạt chất sinh học lunasin – chiết xuất từ đậu tương có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng chống các khối u hình thành và phát triển, bao gồm cả ung thư phổi.
Nghiên cứu trên động vật năm 2015 tại Hoa Kỳ cho thấy, vào ngày thứ 32, nhóm điều trị bằng lunasin có khối lượng khối u giảm 63% so với nhóm không dùng lunasin. Điều này chứng tỏ lunasin có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ ức chế sự tiến triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Gần đây, Việt Nam đã nhận chuyển giao công nghệ hoạt chất lunasin, đây là đề tài chuyển giao cấp nhà nước DA17/09 của Bộ Y tế. Ngày 12/12/2019, tại hội trường lớn của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã diễn ra hội thảo khoa học: "Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi". Vì thế mà người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn kết hợp lunasin cùng với nhiều loại dược liệu quý như: Cao khổ sâm bắc, bồ công anh, mạch chủ, chiết xuất thyme – cỏ xạ hương với tác dụng giảm đau nhức, chống viêm, hỗ trợ ức chế sự phân chia của tế bào ung thư phổi, không làm ảnh hưởng tới tế bào lành.
Bài viết đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về các xét nghiệm ung thư phổi giúp tầm soát sớm và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, việc bổ sung những sản phẩm tự nhiên chứa lunasin sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh ung thư phổi nguy hiểm. Nếu cần tư vấn, hãy để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận, bạn nhé!
Link tham khảo:
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/lung-cancer/getting-diagnosed/tests
https://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/detection-diagnosis-staging/how-diagnosed.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lung-cancer/diagnosis-treatment/drc-20374627