Tại sao ung thư không chữa được hay dễ tái phát là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do các phương pháp điều trị hiện nay vẫn chưa tiêu diệt triệt để tế bào ung thư. Điều này gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người bệnh, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đã kết thúc phác đồ điều trị ung thư với kết quả tốt.
Tại sao ung thư không chữa được và dễ tái phát?
Ung thư có thể tái phát ngay cả đối với những trường hợp chữa khỏi ung thư thành công. Hiện tượng ung thư tái phát cũng tương tự như ung thư mắc mới, ung thư tái phát và di căn có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Nguyên nhân ung thư không chữa được dứt điểm là do phương pháp điều trị trước đây không tiêu diệt được hết toàn bộ tế bào ung thư trong cơ thể. Thực tế cho thấy, chỉ cần những tế bào ác tính còn sót lại dù là rất nhỏ cũng có thể phát triển lên thành khối u theo thời gian. Thậm chí, những tế bào ác tính này quá nhỏ khiến xét nghiệm không phát hiện ra.
Theo các chuyên gia đánh giá, một bệnh nhân bị tái phát ung thư tức là họ đã không còn dấu hiệu của bệnh trong ít nhất 1 năm sau khi điều trị. Ngoài ra, ung thư tái phát cũng không có nghĩa là phương pháp điều trị trước đó không đem lại hiệu quả. Bởi các tế bào ung thư thường khó điều trị triệt để vàcó thể sống sót sau các đợt điều trị tích cực.
Các tế bào ung thư có thể sống sót kể cả khi người bệnh đã điều trị tích cực
Ung thư tái phát vào thời gian nào, vị trí nào trên cơ thể cũng còn tùy thuộc vào loại ung thư mắc phải. Tuy nhiên, các bác sĩ thường phân loại ung thư tái phát thành 3 nhóm như sau:
- Tái phát tại chỗ: Là trường hợp khi tái phát, các tế bào ung thư xuất hiện tại cùng một vị trí như ung thư nguyên phát trước đó.
- Tái phát tại vùng: Là các tế bào ung thư tái phát xuất hiện khu vực gần ung thư nguyên phát trước đó.
- Tái phát di căn xa: Là trường hợp tế bào ung thư tái phát, xuất hiện ở một vị trí, cơ quan khác trong cơ thể không phải ở nơi ung thư nguyên phát trước đó.
Những đối tượng dễ mắc ung thư trở lại
Theo chuyên gia, việc dự đoán cụ thể trường hợp nào sẽ tái phát ung thư là không thể. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể biết được trường hợp nào có nguy cơ tái phát nếu bệnh có xu hướng phát triển nhanh và phức tạp, tiên lượng tỷ lệ sống sau 5 năm khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình điều trị ban đầu có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tái phát ung thư trở lại.
Ngoài ra, một số loại ung thư cũng có tỷ lệ tái phát cao hơn so với những loại khác, cụ thể như:
- Cứ 10 người thì sẽ có 7 người phụ nữ bị ung thư buồng trứng tái phát.
- Hơn 50% số bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng đã được phẫu thuật và bị tái phát trở lại trong vòng 3 năm sau đó.
Ung thư là bệnh có khả năng tái phát
Ung thư tái phát có thể điều trị được không?
Theo các chuyên gia, những trường hợp ung thư tái phát khu vực và cục bộ vẫn có thể kiểm soát được. Các phương pháp điều trị sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và thu nhỏ khối u ác tính trong cơ thể. Mục đích của việc điều trị ung thư tái phát chủ yếu là giảm các triệu chứng, giúp người bệnh giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống.
Việc điều trị ung thư tái phát cũng phụ thuộc rất nhiều vào loại ung thư và thời gian phát hiện bệnh. Trong đó, ung thư phổi được đánh giá là một trong những loại ung thư khó chữa nhất, bởi các triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện, hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn. Các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Phẫu Thuật: Phương pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư mới hình thành và chưa lây lan.
- Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các tia sóng cao năng lượng để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể, thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn trung đến nặng và người không đáp ứng được phương pháp phẫu thuật.
- Hóa trị: Thường được áp dụng cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã di căn. Bằng cách sử dụng thuốc truyền thẳng theo đường mạch máu, phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
>>> Xem thêm: Thuốc miễn dịch điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ gì? TÌM HIỂU NGAY!
Phải làm gì khi bị ung thư tái phát?
Khi phát hiện ung thư tái phát, tâm lý và cuộc sống của người bệnh có thể sẽ trở nên rất khó khăn, người bệnh xuất hiện những cảm xúc như lo sợ, phẫn nộ, đau buồn, thất vọng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần duy trì thái độ tích cực, tâm lý lạc quan và cần nhớ rằng, luôn có phương pháp điều trị cho mọi tình huống. Các biện pháp điều trị có thể không thể làm ung thư biến mất hoàn toàn, nhưng ít nhất sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm thiểu triệu chứng.
Người bệnh nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, lạc quan để chuẩn bị cho những đợt điều trị ung thư tái phát
Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong việc điều trị ung thư tái phát:
- Tìm hiểu những kiến thức về bệnh ung thư, đồng thời giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những đợt điều trị ung thư tái phát.
- Đừng bỏ qua các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi phù hợp.
- Hãy chia sẻ tình trạng bệnh với người thân, bạn bè xung quanh để tâm trạng thoải mái hơn cũng như nhận được sự trợ giúp, đồng cảm.
Phòng ngừa và giảm nguy cơ ung thư tái phát hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Có thể thấy, ung thư tái phát gây nhiều ảnh hưởng cho tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư tái phát, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ Lunatumo.
Lunatumo là hỗn hợp của soy protein chứa lunasin, cao khổ sâm bắc và chiết xuất thyme - cỏ xạ hương. Trong đó, lunasin là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư, nhất là ung thư phổi.
Lunatumo được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư
Lunasin được phát hiện tại Mỹ vào năm 1996 và là công nghệ tiên phong tại Việt Nam ứng dụng nguyên liệu thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 cấp Nhà nước của Bộ Y Tế dành cho những người bị ung thư.
Không chỉ vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy hiệu quả tích cực mà hoạt chất mang lại trọng việc cải thiện và phòng ngừa ung thư. Cụ thể, một nghiên cứu vào năm 2015 tại Hoa Kỳ về khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ của lunasin đã cho thấy, nhóm điều trị bằng lunasin có khối lượng khối u giảm đáng kể tới 63% so với nhóm không dùng lunasin.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm hiện nay cũng chứng minh những ưu điểm nổi trội trong việc điều trị ung thư của hoạt chất lunasin đó là:
- Lunasin có tác dụng 3 trong 1: Tương đương với hóa trị phòng ngừa khối u, hóa trị điều trị khối u và chống di căn tế bào ung thư.
- Lunasin là hoạt chất sinh học đầu tiên có thể sử dụng bằng đường uống mà không bị các enzym phá hủy.
- Lunasin có tính chọn lọc cao, chỉ tác động đến các tế bào ung thư và không gây ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh khác.
- Lunasin đóng vai trò như một “vệ sĩ” của cơ thể, tham gia ức chế ngay lập tức nếu tế bào có dấu hiệu tăng sinh bất thường.
- Lunasin có tính an toàn cao, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với phác đồ điều trị mà không lo gặp phải tác dụng phụ.
Đặc biệt, vào tháng 12/2019, hội thảo công bố tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi của hoạt chất sinh học lunasin đã được tổ chức tại bệnh viện K, cơ sở Tân Triều. Hội thảo có sự tham gia trình bày góp mặt của đông đảo các vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành, các tỉnh và đại diện doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ hoạt chất lunasin về Việt Nam cũng như các cơ quan truyền thông khác.
Bên cạnh thành phần lunasin, sản phẩm còn bổ sung thêm các loại thảo dược quý giúp cải thiện ung thư phổi trên nhiều phương diện khác nhau như: Hoàng kỳ, bồ công anh, bán chi liên, khổ sâm bắc,… làm giảm triệu chứng của bệnh, giảm tác dụng phụ từ những đợt điều trị và nâng cao hệ miễn dịch.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao ung thư không chữa được. Nếu còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy để lại bình luận phía dưới để được chuyên gia tư vấn tận tình, bạn nhé!
Xem thêm: Các phương pháp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa ung thư
Nguồn tham khảo:
https://www.worldwidecancerresearch.org/news-opinion/2021/march/why-havent-we-cured-cancer-yet/
https://www.theguardian.com/cancer-revolutionaries/2021/dec/20/why-havent-we-cured-cancer