Khoảng 80% số người bệnh ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn cuối. Vì thế, các phương pháp tầm soát ung thư phổi có vai trò rất quan trọng. 3 phương pháp tầm soát ung thư phổi bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, sinh thiết phổi cho kết quả chính xác cao. Theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này!

Tại sao cần thực hiện tầm soát ung thư phổi?

Tầm soát ung thư phổi là phương pháp phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh kể cả khi chưa có các triệu chứng rõ ràng. 

Phương pháp này giúp cho người mắc nhận biết sớm để điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe kịp thời, giảm thiểu tình trạng đau đớn, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, ngăn ngừa di căn và các biến chứng nguy hiểm sau này. 

Tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm nhất

Tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh sớm nhất

Các phương pháp tầm soát ung thư phổi hiệu quả hiện nay

Hiện nay, để biết được bạn có mắc ung thư phổi hay không, người ta đã đưa ra 3 phương pháp chẩn đoán chính là: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi và sinh thiết phổi. Cụ thể: 

Chẩn đoán hình ảnh

Trong phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, người ta chia thành 2 dạng là: 

  • Chụp X-quang phổi: Đây là cách phát hiện bệnh dựa vào những đám mờ và hình ảnh tràn dịch trong màng phổi. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được vị trí, kích thước, hình thái của phổi bị tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn bị hạn chế do không phân biệt được chính xác bệnh ung thư phổi với một số vấn đề về phổi khác. 
  • Chụp CT cắt lớp: Phương pháp này giúp biết được những sự thay đổi nhỏ nhất của lá phổi. Kết quả hình ảnh từ lớp cắt CT giúp bác sĩ biết được vị trí chính xác của khối u, kích thước cùng mức độ di căn. 
  • Siêu âm ổ bụng: Khi đã xác định người bệnh ung thư phổi và biết được vị trí của khối u, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng để xem tế bào ung thư đã di căn đến bụng hay chưa. 

Thực hiện xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi

Đối với tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu, thường có các loại sau: 

  • NSE (Neuron specific eno-lase): Được dùng để chẩn đoán, đánh giá giai đoạn và theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. 
  • CEA (Carcinoembryonic antigen): Đây là phương pháp giúp xác định có bị ung thư phổi hay không. 
  • CYFRA 21-1 (Cytokeratin fragments): Đây là bước xét nghiệm máu quan trọng góp phần phát hiện khối u trong phổi có kích thước lớn. 
  • ProGRP: Giúp phân biệt được khối u trong phổi là loại tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ. 

Thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát bệnh ung thư phổi 

Thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát bệnh ung thư phổi 

Sinh thiết phổi

Ngoài 2 phương pháp chẩn đoán trên thì sinh thiết phổi cũng là cách giúp phát hiện bệnh ung thư phổi. 

Phương pháp này được hiểu như sau: Nếu trong quá trình khám, bác sĩ phát hiện ra tế bào ung thư hoặc nghi ngờ bị ung thư thì sẽ chỉ định thêm sinh thiết phổi để xác định xem khối u đó là lành tính hay ác tính. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản sinh thiết phổi là chẩn đoán xác định ung thư lành tính hay ác tính. 

Sinh thiết phổi là phương pháp lấy một mẫu tế bào từ khối u để kiểm tra. Mẫu tế nào này sẽ được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để xác định bệnh. 

>>> XEM THÊM: Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ung thư phổi.

Cần lưu ý những gì khi tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Để quá trình tầm soát ung thư phổi được diễn ra thuận lợi thì người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

  • Mặc trang phục thuận tiện trong quá trình thăm khám và kiểm tra. 
  • Nhịn ăn vào bữa sáng để thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư. 
  • Không hút thuốc và uống bia trong vòng 24 tiếng trước khi chẩn đoán. 
  • Không uống các loại nước như: Cà phê, trà, sữa, nước ngọt,... Chỉ nên uống một chút nước lọc trước khi đến khám.

Nên uống nước lọc trước khi thực hiện tầm soát ung thư phổi

Nên uống nước lọc trước khi thực hiện tầm soát ung thư phổi

Đối tượng nào nên thực hiện tầm soát ung thư phổi?

Dưới đây là các đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư phổi:

  • Nhóm có tỷ lệ mắc bệnh ở mức trung bình: Những người từ 50 tuổi, không hút thuốc; sinh hoạt, làm việc trong môi trường tiếp xúc với thuốc lá hoặc hút ít thuốc lá. Từng là người hút nhiều nhưng đã ngừng hút trong vòng 15 năm. 
  • Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao: Từ 50 tuổi, hút nhiều thuốc trên 30 năm. Mỗi ngày sử dụng 1 gói trong vòng 30 năm hoặc hút 2 gói mỗi ngày trong 15 năm. 

Ngoài ra, nếu thấy những dấu hiệu sau thì bạn cũng cần phải chú ý hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám: 

  • Tình trạng ho kéo dài hoặc có dấu hiệu ho ra máu. 
  • Thấy đau tại một vùng nào đó của ngực. 
  • Giọng nói bị thay đổi. 
  • Thường xuyên bị mệt mỏi.
  • Cảm giác đau khi nuốt đồ ăn. 

Bao lâu nên thực hiện tầm soát ung thư phổi 1 lần?

Thông thường, chúng ta nên tầm soát ung thư phổi 1 năm/lần hoặc ít nhất là 2 năm/lần. Trường hợp bạn là người thường xuyên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, chất độc hại hoặc có người trong gia đình mắc ung thư,... thì cần thực hiện tầm soát ung thư phổi định kỳ. 

Những rủi ro khi tầm soát ung thư phổi

Những rủi ro khi tầm soát ung thư phổi có thể là: 

  • Phát hiện ung thư phổi có thể sẽ không làm cải thiện sức khỏe hoặc giúp người bệnh sống lâu hơn. 
  • Kết quả xét nghiệm âm tính có thể làm giả hoặc trong quá trình làm xét nghiệm bị sai sót ở khâu nào đó nên cho ra kết quả không đúng.
  • Phương pháp chẩn đoán bằng X-quang hoặc chụp CT xoắn ốc liều thấp có thể ảnh hưởng đến vùng ngực và tế bào khỏe mạnh.

Tầm soát ung thư phổi có thể gây nững rủi ro nhất định

Tầm soát ung thư phổi có thể gây nững rủi ro nhất định

Có những cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả nào?

Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ung thư phổi nhưng nếu bạn có lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp phòng ngừa căn bệnh này. 

  • Ăn cá và các loại hạt: Trong các loại thực phẩm này chứa omega-3 cùng axit béo có lợi cho phổi. Nó giúp cải thiện chức năng phổi bằng cách giảm viêm đường hô hấp. 
  • Ăn các loại rau củ có màu cam: Trong các loại rau củ này chứa chất chất chống oxy hóa tự nhiên carotenoid và đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. 
  • Gừng: Trong gừng chứa chất chống oxy hóa cực mạnh và chống viêm tự nhiên nên có thể làm sạch phổi khỏi bất kỳ tình trạng ô nhiễm nào. Không chỉ vậy, hợp chất kháng viêm gingerol còn làm giảm lượng đờm dư thừa và hợp chất 6-shagaol, hỗ trợ giảm sự co thắt của phế quản. 

Đặc biệt, bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Tiêu biểu là sản phẩm chứa hoạt chất sinh học lunasin từ đậu tương. Lunasin là nguyên liệu thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y tế. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, lunasin là hoạt chất sinh học có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phân chia của tế bào ung thư thông qua tác động vào quá trình acetyl hóa phân tử histone. Tháng 12/2019, tại Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi”.

Sản phẩm còn có sự kết hợp của hoàng kỳ, bán chi liên, bồ công anh, cọ xẻ, cao quả kế, mạch chủ giúp mang đến công dụng: 

  • Tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Giảm nguy cơ mắc các khối u và ung thư phổi. 
  • Hỗ trợ và làm tăng hiệu quả của các biện pháp hóa trị, xạ trị nhờ tăng sức đề kháng. 

Sản phẩm có chứa lunasin từ đậu tương giúp ngăn ngừa bệnh ung thư phổi

Sản phẩm có chứa lunasin từ đậu tương giúp ngăn ngừa bệnh ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi được đánh giá là một trong các biện pháp giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đừng quên tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm chứa lunasin để bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi căn bệnh này. Nếu cần tư vấn, hãy để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận, bạn nhé!

Link tham khảo: 

https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/screening.htm#:~:text=The%20only%20recommended%20screening%20test,or%20history%20of%20that%20disease.

https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/recommendation/lung-cancer-screening