Việc xuất hiện khối u phổi dù là lành tính hay ác tính đều là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm thế nào để kiểm soát u ở phổi một cách tốt nhất? Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra yếu tố sinh học mang tên EMP-1 giúp cho quá trình điều trị u phổi hiệu quả hơn. Đây được xem như bước tiến quan trọng mang lại hy vọng mới cho người mắc u phổi. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Nguyên nhân hình thành u phổi

U ở phổi là tình trạng ngày càng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ u phổi là gì? U phổi là kết quả của sự phân chia tế bào bất thường trong mô phổi hoặc đường hô hấp. Sự tích tụ bất thường của các mô xảy ra khi tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết theo chu trình do ảnh hưởng bởi độc tố, những thay đổi trong DNA của tế bào,... Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

- Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư. Người hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có nguy cơ cao mắc u phổi.

- Tổn thương ở phổi: Suy giảm chức năng do những vết thương trên phổi, sẹo sau phẫu thuật hay nhiễm khuẩn cũng là tác nhân hình thành khối u.

- Ô nhiễm không khí: Các hạt vật chất nhỏ, khí thải là nguyên nhân của 1 - 2% số trường hợp mắc ung thư phổi.

- Di truyền: Theo thống kê, khoảng 8% số trường hợp ung thư phổi có liên quan đến các yếu tố di truyền. Nếu có quan hệ huyết thống với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên 2,4 lần.

- Có một số bằng chứng về tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch trong sự tiến triển các khối u phổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nguyên nhân suy giảm miễn dịch ở những trường hợp được chẩn đoán mắc u phổi tiến triển. Việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ phát triển u phổi.

Phân biệt u phổi ác tính và lành tính

U phổi chủ yếu gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực, thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm phổi, giọng nói bị thay đổi, sụt cân nhanh chóng,… U phổi chia thành 2 dạng là lành tính và ác tính. Vậy phân biệt u phổi ác tính và lành tính như thế nào?

U lành tính

- Phát triển chậm;

- Mềm hoặc chắc;

- Ranh giới rõ ràng, phần lớn có vỏ xơ bao bọc;

- Không di căn đến các mô, tổ chức khác;

- Có thể bóc tách hoặc cắt bỏ, ít khi tái phát.

Chụp X-quang giúp phát hiện khối u phổi

U ác tính (ung thư)

- Phát triển nhanh hơn;

- Mật độ rắn;

- Ranh giới xung quanh không rõ ràng;

- Xâm lấn, di căn sang các mô, tổ chức khác;

- Có thể cắt bỏ nhưng dễ tái phát.

Theo các bác sĩ, u phổi lành tính chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì chỉ cần theo dõi định kỳ. Khi khối u phổi đã tiến triển thành ung thư, sẽ có 3 phương thức điều trị chủ yếu là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị. Tuy nhiên, với các tế bào u phổi có xu hướng xâm nhập mô lân cận hoặc di căn đến nội tạng thì phương pháp phẫu thuật vẫn còn những hạn chế. Hóa trị và xạ trị có tác dụng tiêu diệt các tế bào u ác tính nhưng đồng thời cũng tiêu diệt tế bào bình thường. Việc lựa chọn cách điều trị nào tùy thuộc vào từng giai đoạn và loại giải phẫu bệnh.

Yếu tố sinh học giúp điều trị u phổi ác tính

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện một protein được gọi là EMP-1 có trong khối u ở người bị ung thư phổi chính là nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc iressa (gefitinib), giúp cho việc điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn. Đồng tác giả nhóm nghiên cứu, bác sĩ David Agus tại Trung tâm nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt Louis Warschaw tại Cedars-Sinai cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, protein EMP-1 là yếu tố sinh học gây ra tình trạng kháng thuốc gefitinib. Điều này cho phép chúng tôi biết được bệnh nhân nào có phản ứng tốt với thuốc và trường hợp nào kháng thuốc”. Cũng theo Warschaw, việc biết được bệnh nhân nào kháng thuốc sẽ giúp tìm ra các phương pháp khác phù hợp hơn cũng như tiếp tục sử dụng gefitinib cho những trường hợp có phản ứng tích cực sau khi dùng thuốc, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Nghiên cứu mới giúp điều trị u phổi ác tính

Bên cạnh đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên về cách phòng ngừa tốt nhất, đó chính là tránh những tác nhân gây nên u phổi:

- Không hút thuốc, cai thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc.

- Chú ý tới môi trường làm việc an toàn: Tránh tiếp xúc khói, bụi, giảm phơi nhiễm hoá chất.

- Ăn uống lành mạnh: Nên ăn những đồ ăn dinh dưỡng, vitamin A, D như rau xanh và hoa quả tươi.

- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

- Giữ vệ sinh môi trường sống, giảm thiểu khói dầu nơi sinh hoạt.

- Tầm soát u phổi, đặc biệt là ung thư phổi: Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần tại các cơ sở y tế.