“Ung thư phổi không tế bào nhỏ” là cái tên khá lạ lẫm với nhiều người. Một trong những “thủ phạm” chính gây bệnh đó là thói quen hút thuốc lá. Vậy bị ung thư phổi không tế bào nhỏ có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả mà vẫn an toàn? Để có câu trả lời chính xác nhất mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin dưới đây!

Bị ung thư phổi không tế bào nhỏ có nguy hiểm không?

Ung thư phổi được chia thành 2 loại là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó: 

- Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 10 - 15% số ca mắc.

- Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm phần lớn số ca mắc bệnh với khoảng 85%.

Cả 2 loại ung thư phổi nêu trên đều gây tỷ lệ tử vong cao, thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu do không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, ung thư phổi không tế bào nhỏ có diễn biến chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện, sức khỏe người mắc và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị. 

Phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ theo từng giai đoạn 

Ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng như những bệnh lý khác, phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả. Ung thư phổi phát triển qua các giai đoạn từ 1 đến 4. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ra đời, giúp người mắc bệnh kéo dài thêm thời gian sống. Cụ thể các phương pháp điều trị bệnh trong từng giai đoạn như sau:

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, tế bào ung thư chưa xâm lấn sâu vào mô phổi hay các vùng khác trong cơ thể. Vì vậy, khối u này không cần đến xạ trị hay hóa trị, có thể xử lý bằng phẫu thuật. 

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2

Nếu bị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2, người mắc thường được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với những trường hợp có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật sẽ được chỉ định thêm hóa trị kết hợp để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3

Khi ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển đến giai đoạn 3, người mắc vẫn được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị tùy vào sức khỏe toàn trạng.

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

Theo thống kê, hơn 30.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 mỗi năm và thực tế vẫn chưa có phương pháp điều trị tốt nhất cho những trường hợp này. Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u và hạch bạch huyết liên quan. Một số phương pháp thường sử dụng bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch.

Hóa trị và xạ trị có thể thực hiện cùng nhau, được gọi là hóa trị liệu đồng thời hoặc cũng có thể được thực hiện tuần tự. 

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng hóa trị

Làm thế nào để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ?

Như vậy, có thể thấy ung thư phổi không tế bào nhỏ là căn bệnh rất nguy hiểm, khó chữa trị và dễ tái phát, đặc biệt là khi người mắc không xây dựng lối sống tích cực và thăm khám thường xuyên. 

Các chuyên gia nhận định rằng, tinh thần tích cực, dinh dưỡng hài hòa và tập luyện cân bằng là ba yếu tố quan trọng nhất giúp giảm nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Cụ thể: 

- Tinh thần tích cực: Theo đông y, tinh thần là chính khí. Với một tinh thần lạc quan nhất, tâm lý thoải mái ổn định thì người mắc đã chiến thắng được hơn nửa với căn bệnh “tử thần”. Khi nội tâm vững vàng, tinh thần tích cực còn giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

- Dinh dưỡng hài hòa: Dinh dưỡng giúp cấu thành nên cơ thể sống. Vì vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức chống đỡ với bệnh tật, người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. 

- Tập luyện cân bằng: Thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tạo điều kiện nâng cao hệ miễn dịch. Do đó, người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ trước, trong và sau khi điều trị có thể tập luyện ở mức độ phù hợp, vừa phải để nâng cao sức khỏe toàn trạng và kéo dài thêm tuổi thọ. 

Bị ung thư phổi không tế bào nhỏ nên tập luyện thường xuyên