Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Vây cụ thể, có mấy loại ung thư phổi? Nếu không may mắc bệnh thì sống được bao lâu? Đó là thắc mắc của rất nhiều người về bệnh lý này. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề trên!

Có mấy loại ung thư phổi? 

Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào mô phổi, lâu dần hình thành khối u ở phổi. Vậy có mấy loại ung thư phổi? Theo các nhà nghiên cứu, tùy theo kích thước và đặc tính của tế bào ung thư phổi mà người ta chia căn bệnh này thành các loại sau:  

Ung thư phổi tế bào nhỏ 

Đây là loại ung thư được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các dạng của ung thư phổi bởi khả năng lây lan nhanh chóng và mức độ phủ rộng chiếm tới 15% tổng số ca bệnh. Khả năng phát triển của ung thư phổi tế bào nhỏ cao gấp 2 lần các loại khác và có thể nhanh chóng di căn đi xa, khó điều trị. 

Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì tế bào ung thư phổi này thường có kích thước rất nhỏ, chủ yếu chứa các hạt nhân. Ngoài ra, nó còn được gọi với tên khác là yến mạch tế bào ung thư. Đa số các trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). Thông thường, khi người bệnh được chẩn đoán mắc phải loại ung thư này đều đã bước vào giai đoạn nặng. 

Ung thư phổi tế bào không nhỏ

Ung thư phổi tế bào không nhỏ được chia thành các loại nhỏ hơn đó là: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn. Cụ thể:

- Ung thư biểu mô tế bào vảy

Loại ung thư này chiếm khoảng 30% số trường hợp mắc ung thư phổi và thường diễn ra ở gần đường dẫn khí lớn trong phổi. Vì thế, nó còn có tên gọi khác là ung thư phổi biểu mô dạng biểu bì.

Do vị trí gần kề phổi nên loại ung thư này thường xuất hiện triệu chứng bệnh sớm hơn so với các loại ung thư phổi khác. Người bệnh có thể bị khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, ho ra máu, đau vai lan xuống cánh tay, cảm giác kim châm trong bàn tay, mặt đỏ, đổ mồ hôi, mí mắt xệ, cơ thể suy yếu. Ngoài ra, khi mắc ung thư biểu mô tế bào vảy, người bệnh thường dễ bị tăng canxi huyết, dẫn đến yếu cơ và chuột rút.

Theo các chuyên gia, bị ung thư biểu mô tế bào vảy thì chỉ có 15% số người bệnh sống lâu hơn 5 năm. Tuy nhiên, nếu thường xuyên theo dõi sức khỏe, tầm soát ung thư phổi sớm và tiến hành điều trị nhanh chóng thì tuổi thọ của người bệnh sẽ khả quan hơn rất nhiều.

- Ung thư biểu mô tuyến

Theo thống kê, gần 40% số trường hợp ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến, loại này thường bắt nguồn từ mô phổi ngoại vi.

Một phân loại phụ của ung thư biểu mô tuyến đó là ung thư biểu mô tuyến phổi tại chỗ, loại này thường gặp hơn ở những nữ giới không hút thuốc.

Hiện nay, xu hướng mắc phải bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng. Điều nguy hiểm là bệnh ít có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn nặng. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới và những người không hút thuốc lá.

Ung-thu-phoi-la-benh-thuong-phat-hien-o-giai-doan-muon.jpg

Ung thư biểu mô tuyến thường gặp ở nữ giới

- Ung thư biểu mô tế bào lớn

Đây là loại bệnh có thể xuất phát ở bất cứ vị trí nào của phổi và thường khó điều trị hơn so với hai loại trên. Bệnh khá hiếm gặp, chỉ chiếm 15%. Loại bệnh này có dấu hiệu phát triển và xâm lấn nhanh hơn rất nhiều so với các loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác.

Do tế bào ung thư thường xuất hiện ở phần ngoài của phổi nên người bệnh sẽ nhanh chóng có những triệu chứng như ho lâu ngày, ho ra máu,… Một số biểu hiện sớm như mệt mỏi, khó thở, đau lưng, vai, ngực,… 

Một số yếu tố quyết định tuổi thọ của người bị ung thư phổi

Tuổi thọ của người bị ung thư phổi đã được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây. Vào giữa những năm 1970, tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 12,2%. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 17,3%. Các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của người bị ung thư phổi đó là: 

Loại ung thư phổi và giai đoạn bệnh

Yếu tố giai đoạn bệnh ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ sống của người bệnh. Càng phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tiên lượng càng khả quan hơn. Cụ thể:

- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ). Nếu khối u đã lan đến khu vực khác, bao gồm các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa thì tỷ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%. Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỷ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.

- Ung thư phổi tế bào không nhỏ: Ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỷ lệ sống 5 năm là 49%. Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỷ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%. Ở giai đoạn cuối cùng, khi tế bào ung thư đã xâm lấn gan, não, xương,… tiên lượng sống của người bệnh chỉ còn 1%. 

ung-thu-phoi-la-loai-ung-thu-pho-bien-o-ca-nam-va-nu.jpg

Tuổi thọ của người bị ung thư phổi phụ thuộc nhiều yếu tố

Chủng tộc và giới tính

Người bị ung thư phổi ở từng khu vực địa lý lại có tỷ lệ sống khác nhau. Nhìn chung, khoảng 50 trong số 100.000 người ở Hoa Kỳ tử vong vì ung thư phổi mỗi năm, cao hơn người Mỹ gốc Phi. Người Châu Á và người gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong do ung thư phổi thấp nhất. 

Ngoài ra, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị ung thư phổi còn phụ thuộc vào giới tính, nam thường có tuổi thọ thấp hơn nữ. Năm 2009, tỷ lệ chung sống với ung thư phổi sau 5 năm là 15,0% đối với nam và 19,9% đối với nữ. Đối với những trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ, nam giới có 5,1% cơ hội sống ít nhất 5 năm, trong khi nữ giới có 7,8% cơ hội sống 5 năm. Đối với những người bị ung thư phổi tế bào không nhỏ, tỷ lệ sống 5 năm là 16,4% với nam và 21,9% với nữ.