U phổi là một trong những khối u phổ biến nhất. Khi nghe đến cụm từ này, ai cũng nghĩ đến ung thư phổi và cực kỳ lo lắng. Vậy, khối u ở phổi có nguy hiểm không và người bệnh phải điều trị cũng như ngăn ngừa u phổi phát triển ra sao cho hiệu quả, an toàn? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết sau đây.

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh u phổi

U phổi là căn bệnh phổ biến rất nguy hiểm và không loại trừ một ai, đặc biệt là những người hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,... U phổi có 2 loại là: U phổi lành tính và u phổi ác tính (hay còn được gọi là ung thư phổi).

- U phổi lành tính là khối u có tế bào không xâm nhập vào mô lân cận hay di căn đến cơ quan khác trong cơ thể. Phần lớn khối u lành tính không gây ra nhiều vấn đề đáng lo nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu nó xuất hiện cạnh các dây thần kinh hoặc mạch máu.

- Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại ung thư (khoảng hơn 20%) với số lượng tăng thêm 0.5% mỗi năm. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm bởi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, nó sẽ trầm trọng hơn và xuất hiện các triệu chứng như: Ho càng ngày càng nặng hơn, thở khó khăn, thở gấp, đau ngực liên tục, ho ra máu, giảm cân không rõ nguyên nhân,…

Đa số người bị ung thư phổi lúc đầu đều ho khan hoặc ho có đờm, thường vào buổi sáng. Các thuốc chống viêm, trị ho không có tác dụng trong trường hợp này. Thậm chí có người ho ra ít máu lẫn đờm. Người bị ung thư cũng thường bị đau ngực, đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay. Hiện tượng khó thở xảy ra khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi hoặc ung thư đã di căn, gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, người bệnh còn bị khản tiếng; khó nuốt; gầy sút; sốt nhẹ,…

Sốt kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo u phổi

Do đó, khi thấy có những dấu hiệu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, nhằm kéo dài sự sống.

Xuất hiện khối u ở phổi có nguy hiểm không?

Khi phát hiện có khối u ở phổi, nhiều người bàng hoàng bởi điều này đồng nghĩa với cái chết đang cận kề. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào loại khối u.

U phổi lành tính

Đây là u lành tính, thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nên không cần điều trị. Nó không di căn, không xâm lấn các cơ quan khác và thường phát triển chậm, thậm chí tự tiêu biến. Do đó, người bệnh cần giữ thái độ lạc quan, vui vẻ để chung sống hòa bình với khối u.

U phổi ác tính (ung thư phổi)

Ung thư phổi là căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng người mắc. Điều này là do:

- Khó phát hiện ở giai đoạn sớm: Ở giai đoạn đầu của ung thư phổi, các triệu chứng không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác.

- Khó điều trị: Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tiên lượng sống của bệnh nhân thường kém.

- Tế bào ác tính phát triển nhanh: Mức độ phát triển của ung thư rất nhanh, đặc biệt với ung thư phổi tế bào nhỏ. Bệnh nhân nếu được phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ mà không được điều trị thì sẽ chỉ sống được khoảng từ 12 - 15 tuần, còn khi ở giai đoạn muộn thì chỉ sống được 6 - 9 tuần.

- Dễ tái phát sau phẫu thuật: Việc loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư rất khó khăn. Nếu chỉ còn lại vài tế bào ung thư trong cơ thể, nó cũng có thể phát triển lại thành các khối ung thư lớn sau một thời gian ngắn. 

Ung thư phổi hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn

Cách phòng ngừa và điều trị u phổi hiệu quả

Để ngăn ngừa u phổi nói chung, ung thư phổi nói riêng một cách hiệu quả, bạn cần:

- Bỏ thuốc lá: Tỷ lệ mắc u phổi của người hút thuốc lá cao hơn 10 lần so với người không hút. Do đó, hãy bỏ thuốc lá, tránh xa làn khói thuốc xung quanh.

- Tập thể dục thường xuyên: Vận động cơ thể, như đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng,… cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc u phổi.

- Chế độ ăn lành mạnh: Bạn hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam,... vào chế độ ăn uống hàng ngày bởi những thực phẩm này giúp phòng bệnh u phổi rất tốt.

Người bị u phổi nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả

- Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ bị ung thư.