U phổi là tình trạng ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nhiều người nghĩ rằng, đây là bệnh đường hô hấp nên sẽ lây. Vậy thực tế, bệnh u phổi có lây không và làm thế nào để điều trị u phổi hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây u phổi là gì?

U phổi là tình trạng các tế bào trong phổi tăng sinh không thể kiểm soát được. Bệnh được chia thành 2 loại là lành tính và ác tính. Với u phổi ác tính (ung thư phổi), các tế bào này còn có thể di căn đến hạch, xương, não, tuyến thượng thận, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc.

- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân chính gây nên u phổi. Khoảng 90% người bị u phổi đã từng sử dụng thuốc lá và đây cũng là yếu tố có liên quan đến khoảng 80% ca tử vong do bệnh gây ra.

- Tiếp xúc với bụi amiang.

- Ô nhiễm không khí.

Tiếp xúc với khói bụi hàng ngày làm tăng nguy cơ bị u phổi

- Nước uống nhiễm asen: Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u phổi.

- Từng xạ trị vùng ngực.

- Tiền sử gia đình có người mắc u phổi: Những người có bố mẹ, anh, chị, em mắc u phổi sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Bệnh u phổi có lây không?

Bệnh u phổi có lây không là thắc mắc của không ít người khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Thực tế, u phổi không lây truyền theo bất kì hình thức nào. Chính vì vậy, quan hệ tình dục, hôn, ăn chung, dùng chung đồ không thể khiến người khỏe mạnh bị ung thư. Hiếm khi, những người đã được cấy ghép nội tạng từ những người bị u phổi cũng có thể bị bệnh. Tuy nhiên, hiện tại, một quy trình sàng lọc chặt chẽ người hiến tạng đã làm giảm nguy cơ gây bệnh này ở người nhận nội tạng. Một trường hợp rất hiếm khác là ung thư di truyền từ mẹ sang thai nhi. Một số loại virus và ký sinh trùng có liên quan đến các bệnh ung thư khác nhau. Tuy nhiên, các bệnh ung thư mà các sinh vật này có liên quan không được coi là truyền nhiễm. Do đó, khi biết người thân, đồng nghiệp, bạn bè bị u phổi, đặc biệt là ung thư thì hãy luôn bên cạnh để động viên, chia sẻ, giúp họ vượt qua bệnh một cách dễ dàng.

U phổi là bệnh không lây nhiễm

Cách điều trị u phổi hiệu quả

Để điều trị u phổi cũng như ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả, bạn nên có lối sống tích cực, chế độ ăn uống khoa học, bao gồm:

- Không hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều thành phần có thể gây ra các khối u, trong đó có u phổi. Vì thế, hãy bỏ hoặc không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe lá phổi của chính bạn và người xung quanh.

- Tránh xa không khí ô nhiễm: Đây cũng là yếu tố khiến cho nguy cơ mắc u phổi tăng cao. Do đó, bạn cần phải có biện pháp khắc phục như: Đeo khẩu trang, khử trùng nơi ở thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh hoa quả, cá, các loại hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó phòng ngừa u phổi hiệu quả.

- Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Bạn cần ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh những áp lực công việc,… giúp bạn tránh xa u phổi.

Tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc u phổi

- Giảm phơi nhiễm hóa chất: Bạn nên tuân thủ chỉ dẫn an toàn và bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Tầm soát khối u: Những người thường xuyên hút thuốc, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi,… cần tầm soát bệnh định kỳ để sớm phát hiện và điều trị phù hợp.