Chào chuyên gia, tôi là nam, 33 tuổi, phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vào tháng 3/2020. Tôi đã khám ở Bệnh viện K và xạ trị 3 lần. Sau khi xạ trị, men gan tăng cao nên tôi đang phải điều trị ở bệnh viện. Hiện tại, sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường, chỉ hơi phù mặt và đau xương do ung thư đã di căn xương. Xin hỏi chuyên gia, trường hợp của tôi sử dụng sản phẩm chứa lunasin có tốt không? Có thể dùng sản phẩm khi đang thực hiện xạ trị không? Cảm ơn chuyên gia! (Phạm Chí, Bình Thuận).
Trả lời:

Chào bạn Chí, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có thể thấy, bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đang ngày càng trẻ hóa. Để giải đáp những thắc mắc trên của bạn, chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp xạ trị ung thư phổi. 

Xạ trị ung thư phổi nhằm mục đích gì?

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp sử dụng máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,...) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, làm chậm sự phát triển của khối u. Với người bị ung thư phổi giai đoạn muộn, không được chỉ định phẫu thuật thì có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự để thu được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi và sức khỏe toàn trạng của bạn, xạ trị có thể được sử dụng như sau: 

- Là phương pháp điều trị chính (đôi khi cùng với hóa trị) trong trường hợp khối u phổi không thể loại bỏ do kích thước, vị trí hoặc người bệnh không đủ sức khỏe để phẫu thuật. 

- Sau phẫu thuật (hoặc cùng với hóa trị) để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại. 

- Trước khi phẫu thuật (thường cùng với hóa trị) để thu nhỏ khối u, giúp dễ dàng loại bỏ hơn. 

- Để điều trị ung thư phổi đã lan sang các khu vực khác như não hoặc xương. 

- Để làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi như đau, chảy máu, khó nuốt, ho,...

Thông thường, người bị ung thư phổi sẽ xạ trị 1 lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian trị liệu phụ thuộc vào loại ung thư phổi, thể trạng người mắc, thời gian phát hiện bệnh và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng,...

Xạ trị ung thư phổi có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: 

- Sau khi xạ trị khoảng 3 - 4 tuần, các biểu hiện trên da có thể xuất hiện bao gồm khô, ngứa, phát ban, đỏ, sẫm màu, phồng rộp, nứt,... 

- Xạ trị vùng não đôi khi có thể gây mất trí nhớ, đau đầu hoặc khó suy nghĩ. Thông thường, những biểu hiện này là nhỏ so với triệu chứng gây ra bởi ung thư khi đã lan đến não, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- Nhiều người bệnh thấy mệt mỏi sau khi bắt đầu xạ trị một vài tuần. Nguyên nhân là do xạ trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến tế bào lành trong cơ thể. Cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài và có thể nặng hơn nếu người bệnh tiếp tục xạ trị. Ngoài ra, những căng thẳng, áp lực về tinh thần ở người bị ung thư cùng với quá trình di chuyển đến bệnh viện điều trị hàng ngày cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi.

Thông thường, xạ trị ung thư phổi không ảnh hưởng đến gan, tình trạng tăng men gan mà bạn gặp phải có thể là do bệnh lý về gan đã mắc phải trước đó. Trong trường hợp này, cần dùng thuốc rất mạnh để bảo vệ tế bào gan bởi về sau, có thể bạn sẽ phải điều trị bằng hóa chất. Mặt khác, đây là một trong những phương pháp gây độc rất mạnh với gan. Bởi khi chúng ta ăn, uống, tiêm, truyền vào cơ thể đều phải qua gan để xử lý.