Chào chuyên gia, bác tôi là công nhân xây dựng, đã nghỉ làm hơn 1 năm. Khoảng 1 tháng gần đây bác thường xuyên bị đau ngực, khó thở nên đi khám thì phát hiện mắc ung thư phổi phải tiến hành hóa trị. Gia đình có tìm hiểu thì được biết phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên rất lo lắng. Xin hỏi chuyên gia cụ thể những biến chứng trong hóa trị ung thư phổi là gì và làm sao để khắc phục ạ? Cảm ơn chuyên gia! (Nguyễn Tùng, Hà Nội).
Trả lời:

Chào Nguyễn Tùng, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về nhờ uphoi.online giải đáp. Chúng tôi rất chia sẻ với tình trạng bệnh của bác bạn. Mong bác của bạn tuân thủ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ, bệnh sớm thuyên giảm. Chúng tôi xin giải đáp băn khoăn của bạn như sau: 

Biến chứng thường gặp trong hóa trị ung thư phổi

Trong việc điều trị ung thư phổi, hóa trị là một phương pháp truyền thống, đến nay được sử dụng khá rộng rãi cho người bị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Đúng như bạn tìm hiểu, hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ vì những loại thuốc này đi khắp cơ thể, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh bình thường hoặc tế bào có đặc điểm phát triển nhanh. Trong đó hệ thần kinh, tủy xương, hệ tạo máu, hệ tiêu hóa, tóc,… là nhóm những tế bào có tốc độ phát triển nhanh nhất nên phải chịu ảnh hưởng nặng nề do hóa trị ung thư phổi. Cụ thể đó là: 

1. Biến chứng thần kinh

Nguyên nhân của biến chứng này là do độc tính trên tủy xương của thuốc hóa trị ung thư phổi. Việc sử dụng liều hóa trị cao có thể làm tăng nguy cơ độc thần kinh, thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương với các triệu chứng như giảm nhận thức, mất trí nhớ tạm thời, hôn mê thậm chí có thể dẫn đến viêm màng não.

Đối tượng dễ gặp phải biến chứng này là: Những người có triệu chứng thần kinh do biến chứng của đái tháo đường; Người mắc bệnh thần kinh di truyền. 

2. Biến chứng huyết học

Các tế bào máu là những tế bào phát triển liên tục do đó rất dễ bị phá hủy dưới sự tấn công của thuốc hóa trị ung thư phổi. Mặt khác, do độc tính của thuốc, tủy xương sẽ giảm hình thành các tế bào máu mới như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Điều này gây nên tình trạng thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ chảy máu, bầm tím,… ở người bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm công thức máu để phát hiện bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

3. Biến chứng trên hệ sinh dục và sinh sản

Thuốc hóa trị ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và cơ quan sinh sản. Các triệu chứng thường gặp đó là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khô âm đạo, giảm ham muốn, giảm khả năng thụ thai, tiền mãn kinh sớm hoặc vô sinh ở phụ nữ. Rối loạn cương dương, giảm ham muốn, giảm số lượng tinh trùng, xuất tinh sớm,... ở nam giới.

4. Biến chứng trên hệ tiêu hóa

Dưới tác dụng của thuốc hóa trị ung thư phổi quá trình trao đổi chất có thể bị thay đổi. Các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, mất cảm giác ngon miệng,… là những biến chứng trên tiêu hóa phổ biến và nổi bật của hóa trị. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, viêm ruột thừa thậm chí là suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

5. Biến chứng trên tim mạch

Các biến chứng tim mạch tuy không phổ biến nhưng lại rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do độc tính trên tim của một số nhóm thuốc hóa trị ung thư phổi. Các thuốc này có thể gây ra bệnh cơ tim, suy tim sung huyết, chứng loạn nhịp tim,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong.

6. Biến chứng trên tóc

Nhiều người bệnh rất lo lắng khi hóa trị ung thư phổi gây rụng tóc trên toàn bộ da đầu hoặc mỏng tóc. Nguyên nhân là do các thuốc hóa trị tiêu diệt tế bào mầm, tế bào bị biệt hóa ở nang tóc, khiến tóc không được nuôi dưỡng dẫn tới yếu và rất dễ gãy rụng.

Mức độ và tần suất xuất hiện các biến chứng ở trên là khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào: Loại ung thư phổi, vị trí đưa thuốc, liều lượng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp.

Một số biện pháp giảm biến chứng trong hóa trị ung thư phổi

Hầu hết những biến chứng hay tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổi không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể giảm nhẹ biến chứng. Các biện pháp giúp giảm nhẹ biến chứng do hóa trị ung thư phổi có thể kể đến như:

1. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Người bị ung thư phổi cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng và tránh suy nhược, điều này đặc biệt quan trọng trong khi đang điều trị hóa trị. Bởi lúc này, sức khỏe, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đều rất yếu.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, đường, lipid, vitamin và khoáng chất. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống đủ nước. Đồng thời hạn chế các thực phẩm béo, đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,… Đặc biệt, cần kiêng uống rượu, bia và các chất kích thích trong giai đoạn này.

Chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh

Chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh

2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi khoa học, không thức quá khuya, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu điều kiện cho phép, hãy vận động thể thao hàng ngày bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe. Việc giữ cho mình một tâm lý khỏe mạnh và chế độ sinh hoạt điều độ có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc hóa trị ung thư phổi. 

3. Sử dụng sản phẩm thảo dược tăng cường sức đề kháng, giảm tác dụng phụ

Ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt hàng ngày thì các chuyên gia khuyến khích người bị ung thư phổi trước, trong và sau khi thực hiện hóa trị nên sử dụng kết hợp với sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng, giảm nhẹ tác dụng phụ và đáp ứng tốt với phác đồ điều trị bệnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư phổi nhưng theo chúng tôi, mọi người nên lựa chọn những sản phẩm được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, sử dụng nguyên liệu được kiểm định thuộc dự án cấp Nhà nước của Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng.