Chuyên gia Hoàng Văn Huấn trả lời:
Tác nhân gây bệnh ung thư phổi từ bên ngoài chiếm khoảng 80%. Do vậy, để phòng ngừa ung thư phổi cần chú ý những vấn đề sau:
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào hoặc ai đã có những thói quen này thì nên từ bỏ. Nhiều người có quan niệm là đã hút thuốc lá rất nhiều năm, giờ mới cai thì cũng đã muộn. Điều đó là sai lầm, bởi việc cai thuốc lá không bao giờ là muộn, càng sớm càng tốt, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi.
Theo số liệu thống kê của các nghiên cứu, có khoảng 90% số người bị ung thư phổi có hút thuốc lá, còn những người hút thuốc lá mắc bệnh là 20%. Có thể thấy, tỷ lệ mắc bệnh rất lớn.
Bệnh ung thư phổi không chỉ xuất hiện ở người hút thuốc lá chủ động mà còn xảy ra ở người hút thuốc là thụ động. Thậm chí, người hút thuốc lá thụ động thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn rất nhiều. Bởi đối với người hút thuốc lá trực tiếp, khi đó thuốc đã được đốt ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, nên một số chất độc hại đã bị tiêu hủy. Còn trường hợp để điếu thuốc tự cháy, nhiệt độ chỉ khoảng 550 độ C thì còn rất nhiều chất gây ung thư bốc khói mà người xung quanh có thể hít phải. Ngoài ra, còn có một số trường hợp hút thuốc lá nhẹ, để có đủ nồng độ nicotine giúp sảng khoái thì phải hút rất nhiều. Hút thuốc lá điện tử cũng gây độc và nguy cơ mắc ung thư phổi không kém hút thuốc lá thông thường.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa ung thư phổi:
- Môi trường sống và làm việc cần giữ gìn trong lành, thoáng mát. Đặc biệt, những đối tượng làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí hoặc có nhiều bức xạ thì cần được bảo hộ thật tốt.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn đồ rán, nướng.
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giúp cơ thể có khả năng chống đỡ lại với bệnh tật, trong đó có ung thư phổi.
- Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, cúm đầy đủ. Khi mắc các bệnh lý ở phổi cần điều trị triệt để. Bởi bệnh ung thư phổi rất dễ phát triển trên nền các bệnh phổi mạn tính như lao phổi đã ổn định để lại xơ sẹo hoặc viêm phổi, COPD cũng có tỷ lệ nhất định. Khi hình thành xơ sẹo, các tế bào phát triển không bình thường, dễ bị đột biến gen, gây ung thư phổi.
- Tầm soát ung thư phổi định kỳ từ 3 - 5 năm/lần, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đối với bệnh ung thư phổi, nếu phát hiện sớm thì khả năng sống trên 5 năm là 90%, có những người sống 10 năm, 20 năm.
- Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa lunasin trong điều trị dự phòng, đặc biệt là ở những đối tượng làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hút thuốc lá, trên 40 tuổi,... Sản phẩm có thành phần chính lunasin giúp hỗ trợ chống oxy hóa, chống đột biến gen, chống lại quá trình hình thành tế bào khối u rất tốt. Trong điều trị dự phòng, nên dùng 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống lúc đói, mỗi đợt dùng từ 3 - 6 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt trong hỗ trợ phòng ngừa ung thư phổi.
Chuyên gia ung bướu