Chào chuyên gia, 1 tháng trước, bác cháu bị ho ra máu, đi khám ở bệnh viện phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn 4. Hiện nay, bác vẫn đang hóa trị và xạ trị nhưng sức khỏe suy giảm nhiều, nhìn người xanh xao, hốc hác. Liệu đó có phải là do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị không ạ? Tình cờ hôm trước nghe đài, cháu biết đến sản phẩm chứa lunasin từ thảo dược dùng cho người bị ung thư phổi. Vậy cháu mua cho bác sử dụng cùng khi đang hóa trị, xạ trị được không ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Quang Hiệp, Hải Dương).
Trả lời:

Chào Quang Hiệp, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với những thắc mắc trên, chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Hóa trị, xạ trị ung thư phổi có gây tác dụng phụ không?

Thực tế, khi điều trị hóa trị, xạ trị ung thư phổi, rất nhiều người bệnh cũng gặp phải tình trạng suy sụp sức khỏe như bác của bạn. Hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến tác dụng phụ của 2 phương pháp này. Cụ thể: 

Xạ trị

Xạ trị là phư­ơng pháp điều trị bằng các bức xạ ion hoá năng lư­ợng cao để tiêu diệt tế bào ung th­ư. Xạ trị bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ XX, ngay sau khi nhà bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố phóng xạ radium. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học, các thiết bị xạ trị có công nghệ tiên tiến đã ra đời và đang được ứng dụng rộng rãi. Xạ trị trở thành 1 trong 3 phương pháp chính để điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng hiện nay. Các kỹ thuật xạ trị gồm: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát và xạ trị chiếu trong. Các tia bức xạ chỉ tiêu diệt được tế bào ung thư tại vùng hoặc cơ quan được chiếu xạ. Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi thực hiện xạ trị ung thư phổi đó là:

- Tác dụng phụ cấp tính: Viêm da tại vùng chiếu xạ, viêm phổi (xạ trị tại ngực), rụng tóc (chiếu xạ vùng đầu), đau bụng (xạ trị vùng bụng),…

- Tác dụng phụ muộn: Teo da, hoại tử da vùng chiếu xạ, xơ phổi, viêm ruột, dính ruột, ức chế tủy xương, ung thư thứ phát (hiếm gặp),… 

Hóa trị

Hóa trị là một trong các biện pháp điều trị ung thư phổi mang tính chất toàn thân, sử dụng thuốc hóa học có tính chất gây độc tế bào. Hóa trị có thể thực hiện qua đường uống hoặc tiêm (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch,…). Phương pháp hóa trị ung thư phổi tác động tới toàn cơ thể, do đó có thể tiêu diệt cả những tế bào ung thư đã di căn tới cơ quan xa khối u nguyên phát. Trong trường hợp muốn giảm nhẹ tác dụng không mong muốn trên toàn thân, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp thuốc vào khối u (hay còn được gọi là phương pháp hóa trị vùng). Chúng tôi nhận định rằng, phương pháp hóa trị có tính gây độc toàn thân, khiến người bệnh phải chịu nhiều tác dụng không mong muốn, thường gặp đó là:

- Rụng tóc.

- Sạm da.

- Thiếu máu.

- Giảm miễn dịch.

- Biến chứng thần kinh.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Suy nhược cơ thể.

- Sốt.

- Tổn thương chức năng gan, thận.

 

Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị 

Như vậy, bên cạnh những đau đớn, mệt mỏi đến từ bệnh tật, người bị ung thư phổi còn phải chịu đựng rất nhiều tác dụng không mong muốn đến từ chính các phương pháp điều trị bệnh. Đó là lý do tại sao bác của bạn Quang Hiệp cũng như rất nhiều bệnh nhân ung thư khác thường bị suy sụp nhanh chóng cả sức khỏe tinh thần và thể chất khi điều trị.