Chào bạn Nguyễn Nam!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đồng nghiệp của bạn có hút thuốc lá không? Nguyên nhân gây bệnh u phổi có rất nhiều, tuy nhiên phải kể đến đầu tiên là do hút thuốc lá, tiếp theo là nghề nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng liên quan đến khả năng mắc bệnh u, ung thư phổi. Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chất ô nhiễm như hóa chất, vi khuẩn, virus, khói thuốc lá, bụi bẩn từ môi trường làm việc có thể có tác động tiêu cực đến phổi. Và một số nguyên nhân khác như di truyền, ô nhiễm môi trường, bệnh lý về phổi,...
Nghề nghiệp nào có nguy cơ dẫn đến bệnh u phổi?
Dưới đây là một số nghề nghiệp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về phổi mà bạn cần biết.
1. Công nhân làm việc tại các nhà máy có môi trường bị ô nhiễm
Môi trường làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy thường tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại do chứa nhiều bụi bẩn và hóa chất độc hại. Đặc biệt, tại các nhà máy thuộc ngành luyện kim, hóa chất tẩy rửa, nhà máy điện tử… là những môi trường làm việc có khả năng gây hại cho hệ hô hấp và có nguy cơ cao mắc u phổi.
2. Công nhân khai thác dầu mỏ
Khai thác dầu mỏ là một công việc nguy hiểm, bụi khai thác than, amiăng, uranium và radon làm tăng nguy cơ mắc u phổi và u dạ dày. Theo nhiều thống kê cho thấy, những công nhân làm việc dưới lòng đất có nguy cơ mắc u phổi cao gấp 5 lần người khác.
3. Thợ xây dựng và sơn
Trong các vật liệu xây dựng như gạch, ngói có rất nhiều bụi amiăng, xi măng, silica, khí thải động cơ diesel, sản phẩm than, sơn và dung môi hoặc bụi gỗ cùng một số loại bụi độc hại khác. Những loại bụi này phát tán trong không khí, công nhân thường xuyên hít phải loại bụi này vào phổi trong một thời gian dài có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi mạn tính và thậm chí là u phổi.
4. Thợ hàn điện
Thợ hàn điện thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây độc cho phổi như benzene, silic khí độc, bụi kim loại… Khi hít phải các chất này, chúng sẽ làm tổn thương tế bào biểu mô phổi, gây ra bệnh u phổi và có thể là nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
5. Thợ đóng tàu
Thợ đóng tàu thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu cách nhiệt làm từ sợi thủy tinh nên có nguy cơ cao bị u phổi. Chất amiăng chính là “thủ phạm” hàng đầu gây u phổi, những người đóng tàu luôn luôn phải tiếp xúc hàng ngày với chất này, nên việc mắc u phổi là điều khó tránh khỏi.
6. Thợ làm tóc
Hóa chất dùng để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc cũng được cho là rất có hại cho hệ hô hấp. Nhiều sản phẩm ép tóc có chứa formaldehyd – một chất có khả năng gây kích ứng mạnh đường thở và ung thư phổi.
Như vậy, tuy không thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh nhưng việc đã từng làm ở mỏ than cũng có thể là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh u phổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố khác nữa mới có thể gây ra bệnh u phổi. Bạn có thể an tâm nhé! Bên cạnh đó bạn nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa u phổi ngay từ bây giờ nhé!
Phòng ngừa u phổi như thế nào?
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc u phổi là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Cụ thể là không hút thuốc lá, nếu buộc phải làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc u phổi cần được trang bị các thiết bị bảo hộ phù hợp với từng ngành nghề. Bên cạnh đó cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tật nói chung và u phổi nói riêng. Song song với chế độ dinh dưỡng, việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh u phổi hiệu quả.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa bệnh u phổi
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia u bướu